Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

GIÁ BÁN DÚI GIỐNG THAM KHẢO HIỆN NAY 2017

Giá bán dúi giống hiện nay:

Bài viết tôi chia sẽ cùng với bà con về giá dúi giống được bán trên thị trường TP HCM hiện nay
Giá dúi giống hiện nay 2017

Tôi cũng bắt đầu nuôi được một thời gian và có một số thông tin nhỏ để chia sẻ lại cùng mọi người. Lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn mua dúi giống sao cho tốt nhất và phù hợp với túi tiền của mình nhất, thì sau khoảng thời gian hơn một tháng khó khăn  đi tìm hiểu giống tại khắp TpHCM và các tỉnh thành lân cận để tham khảo giá dúi giống ở Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, và Long An thì tôi tích góp được một số kinh nghiệm và chia sẽ với mọi người:

  • Giá bán dúi giống hiện nay ở TPHCM giao động khoảng từ 1.6tr – 1.8tr một cặp dúi giống bố mẹ.
  • Giá bán dúi giống hiện nay ở Đồng Nai có thấp hơn TP HCM một chút giao động trong khoảng 1.5tr – 1.7tr một cập dúi bố mẹ.
  • Giá bán dúi giống hiện nay ở Tiềng Giang, Long An giá cũng tương tự như giá bán tại Đồng Nai tôi nghĩ giá ở các tỉnh gần TP HCM sẽ tương đồng nhau về giá.
  • Giá bán dúi giống ở Bình Dương thì cũng tương tự như Long An và Đồng Nai. 

Còn giá bán dúi giống năm 2016 theo tôi tìm hiểu thì thực sự giá của năm nay không khác năm trước nhiều chủ yếu là nhu cầu của thị trường nhiều hay ít thì mới ảnh hưởng nhiều đến giá dúi giống, và cung cấp thêm thông tin là giá bán dúi giống 2015 cũng tương tự 2016 nếu mọi người muốn so sánh về giá qua các năm trước khi quyết định mua.
Đây là một số kinh nghiệm cá nhân chia sẽ cùng mọi người, mong nhận được đóng góp của mọi người để cho giá được cập nhật liên tục và thường xuyên.


Bài viết tôi chia sẻ theo kinh nghiệm thực của tôi các bạn nào có nhu cầu mua dúi giống về nuôi hay cùng chia sẻ kinh nghiệm về nuôi dúi liên hệ với tôi qua địa chỉ bên dưới:
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi

Bài viết liên quan:
  • Tài liệu nuôi dúi
  • Con dúi bao nhiêu tiền? Dúi bao nhiêu 1kg?
  • Thu mua dúi thịt - dúi giống
  • Bị dúi cắn có sao không?
  • Dúi giống giá rẻ và kinh nghiệm mua dúi cần biết
  • Mua dúi giống và các nơi cung cấp dúi uy tín
  • Kiến thức mua dúi tại trại dúi
  • Sự thật chưa kể của người nuôi dúi

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

MUA DÚI GIỐNG 2017

Thông tin hữu ích giúp bà con lựa chọn mua dúi giống 2017 hiện nay và thông tin nãy cũng giúp bà con có kiến thức về dúi để mua được dúi tốt và được giá tốt:
Mua dúi giống


  1. Nhìn trên đầu con Dúi giống nếu có các vết thương thì là có thể là Dúi rừng, vì Dúi rừng mới nhập về sẽ cắn nhau gây vết thương, còn Dúi nuôi thì người lành lặn, không chầy sước.
  2. Bảo Người bán con Dúi tự tay bắt Dúi, nếu nuôi thuần thì Dúi để cho bắt mà ko cắn hay gầm gừ. Còn nếu người bán ko dám bắt hoặc dùng dụng cụ để bắt thì chắc chắn đó là Dúi rừng nhập về.
  3. Đến trực tiếp cơ sở bán Dúi tận mắt nhìn chuồng trại, nếu chuồng mới xây thì chất liệu gạch, vữa còn mới chứng tỏ Dúi mới được nhập về, cơ sở đó không phải là người nuôi lâu năm và chắc chắn chưa có kinh nghiệm.
Bà con nên mua Dúi từ những cơ sở nuôi dúi sinh sản, không nên tham rẻ mà mua phải những con giống không tốt, chưa thuần ảnh hưởng lớn đến kết quả chăn nuôi vì thực tế nếu mua Dúi rừng về thuần hóa ít nhất mất 1 năm mới thuần và tỷ lệ cắn nhau đến chết là rất lớn, hao hụt cao. Vì thực chất hiện nay Dúi rừng thường bán rẻ hơn Dúi nuôi, hơn nữa đến cơ sở nuôi dưỡng bà con sẽ được tư vấn chăm sóc, phòng bệnh bằng chính kinh nghiệm thực tế của người nuôi, độ an toàn cao hơn nhiều. Còn người buôn Dúi rừng thì không qua thực tế nuôi nên không thể tư vấn cho bà con được. Mong bà con cẩn thận và tỉnh táo.
Hân hạnh được phục vụ và tư vấn cho bà con cách nuôi Dúi.

Bài viết mình chia sẻ theo kinh nghiệm thực của mình các bạn nào có nhu cầu mua dúi giống về nuôi hay cùng chia sẻ kinh nghiệm về nuôi dúi liên hệ với mình qua địa chỉ bên dưới nhé:
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625

Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi
Bài viết liên quan:


  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì
  • Sự thật chưa kể của người nuôi dúi


Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở DÚI GIỐNG

Bạn đang đọc bài viết này cũng có nghĩa rằng bạn là người đang quan tâm tìm hiểu về con dúi, thậm chí có những người đã mua dúi về nuôi khởi nghiệp và hy vọng nhiều vào con dúi sẽ mang lại thêm thu nhập cho gia đình. NHƯNG bạn đang lo lắng về con dúi mình đang nuôi đang bị bênh và không biết phải chữa trị như thế nào? Mà nếu nó không may chết là sẽ mất một số vốn cho nên phải tìm bằng được cách để chạy chữa cho nó khỏi bệnh.

Vậy là bạn đọc bài viết này là bạn sẽ phần nào an tâm hơn vì nội dung chia sẻ bên dưới chúng tôi có chia sẻ về căn bệnh khó trị nhất của dúi là TIÊU CHẢY. Bạn nên đọc đến hết bài để có thêm kiến thức trang bị cho mình và cách phòng ngừa cho dúi của mình nuôi được khỏe mạnh.

Dúi giống nuôi ít khi bị bênh nhưng khi nuôi các bạn nên chú ý giữ vệ sinh chuồng dúi trại sạch sẽ thì sẽ hạn chế dúi bị bệnh và chuồng nuôi nên thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
Các bệnh thường gặp ở Dúi giống mình chia sẽ cùng các bạn, gồm:


- Bệnh đau mắt ở dúi:

Dúi thường chỉ quen ánh sáng tán xạ, nên với điều kiện anh sáng trực diện hoặc chuồng trại quá nhiều ánh sáng sẽ khiến dúi dễ bị đau mắt. Vì thế người nuôi nên che chắn chuồng trại tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chuồng. Khi phát hiện dúi bị đau mắt, sử dụng ống tiêm bơm nước muối loãng hoặc thuốc nhỏ mắt của người xịt vào mắt dúi sẽ khỏi bệnh.

- Bệnh ký sinh ở dúi:

Giống như các loại gia súc khác như chó, mèo… dúi cũng dễ bị các giống ký sinh tấn công như bọ chét, rận, rệp… vì thế khi nuôi cần lưu ý khử trùng chuồng trại bằng thuốc xịt thông dụng.

Riêng đối với một số loại ký sinh gây ghẻ ngứa hoặc nắm mốc trực tiếp trên da của dúi thì mọi người có thể dùng loại thuốc như trên hình để thoa trực tiếp lên các vết bệnh của dúi (lưu ý: kinh nghiệm cá nhân mình xài hết còn có bạn nào có loại thuốc khác hay hơn thì chia sẻ cùng nhé)

- Bệnh tiêu chảy ở dúi:

Nhiều người hay đặt câu hỏi cho chúng tôi rằng làm cách nào để nhận biết được dúi đang bị bệnh tiêu chảy và cách điều trị ra sao cho đúng?. Thật sự từ thông tin từ nhiều người nuôi khác nhau thậm chí nuôi nhiều năm cũng có những ý kiến khá là khác nhau.

Cho nên thật sự không có một công thức chuẩn nào cho việc điều trị căn bệnh này của dúi mà thường thì dựa vào kinh nghiệm cá nhân của những người nuôi đi trước truyền lại và áp dụng vào để điều trị bệnh cho dúi cũng chưa hẳn thành công 100%. Vì mỗi môi trường nuôi đều khác nhau và cách chăm sóc của những người nuôi cũng khác nhau cho nên việc mà người nuôi nói chưa chắc phù hợp với điều kiện chăm sóc mà người nuôi đang nuôi con dúi.

Vậy làm cách nào để có thể tin được cái nào là đúng và cái nào là sai để áp dụng vào quá trình nuôi của bản thân để con dúi vượt qua bệnh tật và tươi trẻ trở lại. Chúng tôi sẽ cố gắn chia sẽ những kinh nghiệm và những điều nghe ngóng từ nhiều người nuôi khác nhau cho người đọc tham khảo qua và qua đó phần nào sẽ áp dụng được và và phù hợp với điều kiện nuôi của hiện tại của bạn. Bắt đầu nào...

Tiêu chảy biểu hiện đầu tiên bạn có thể nhận biết được là chỉ cần ngày hôm đó bạn bước vào chuồng dúi hay không gian bạn nuôi dúi mà ngửi thấy mùi kỳ kỳ khác với ngày bình thường thì bạn có thể "Đỗ lỗi" cho dúi bị bệnh. Tại sao chúng tôi lại nói vậy vì thường thì chuồng dúi không có mùi hôi như chúng tôi có đề cặp qua ở bài viết Sự Thật Chưa Kể Của Người Nuôi Dúi Giống, cho nên đây là lý do khứu giác đầu tiên bạn có thể nghi ngờ đến.

Tiếp đến bạn kiếm tra phân của những con dúi đang nuôi thường thì phân dúi ở dạng hình khối như hình bên dưới:

Phân con dúi

Những điểm khoanh tròn là phân của những con dúi khỏe và hình ảnh cận cảnh như sau:


Như bạn có thể thấy trên hình. Và nếu lúc bạn kiểm tra phân dúi ở các chuồng nuôi chuồng nào mà phân không có dạng viên như vậy mà có nước ướt trong phân thì đích thị nó là dúi đã bị tiêu chảy.

Thường thì khi dúi tiêu chảy con dúi đó nó sẽ có các biểu hiện như sau:

  • ăn ít lại không bằng khẩu phần ăn như thường ngày
  • thậm chí có nhiều con bỏ ăn cho đến chết thì thôi.
  • phần đuôi của con dúi (bộ phận đi đại tiện) sẽ bị ướt như hình bên dưới. Bạn có thể thấy phần dưới của nó ướt và lông gần đó dính lại với nhau


Đấy là các phần biểu hiện chính, và chắc thông qua thông tin này phần nào bạn đọc cũng nắm được các nhận biết dúi bênh tiêu chảy. Tiếp đến là phần điều trị cho dúi đây

ĐIỀU TRỊ:

Đây là một số thông tin mà kinh nghiệm chúng tôi cũng như đi moi móc lùng sục từ nhiều người nuôi khác nhau để cung cấp cho bạn đọc chọn lọc áp dụng cho những con dúi của mình:

  1. Không cần điều trị gì hết. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy? Vì trong quá trình nuôi thì đối với những con dúi có sức đề kháng mạnh (khó phân biệt được) nó sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần thuốc than gì cả.
  2. Cho ăn tre là chính. Cũng trong bài viết Sự Thật Chưa Kể Của Người Nuôi Dúi Giống chúng tôi có chia sẻ khi người chủ trang trại ấy cho dúi toàn ăn tre không thôi khi mà dúi bị bệnh tiêu chảy thì vài ngày sau thì dúi khỏi bệnh và đây cũng là một cách để bạn có thể áp dụng.
  3. Mua thuốc cho dúi uống. Bạn nghĩ phần này chắc dễ ra thú y mua là có ngay. Chưa chắc đâu, đối với con dúi này thuốc men đặc trị cho nó không có vì đơn giản là nó không có phổ biến như chó, mèo, gà, vịt... ra thú y mua là có. Thường chúng ta có thể sử dụng thuốc tiêu chảy cho chó, mèo và về canh liều lượng cân nặng có dúi mà cho nó uống. Hay có nhiều người nói rằng mua thuốc tiêu chảy của người Smecta cho nó uống với liều lượng ít ngày 2 lần trong 2 - 3 ngày là khỏi. 
Thuốc trị tiêu chảy cho dúi

Bổ sung thêm một phần nữa cho bạn đọc không hoang mang. Nếu như việc điều trị bệnh khó khăn đối với bạn và thà rằng phòng bệnh hơn là trị bệnh, thì chúng tôi cũng có một vài kinh nghiệm chia sẽ rằng:
  • Hạn chế, hay là không nên cho dúi ăn các thức ăn đã cũ như: mía đã ngã màu vàng, hay khoai lang bị nổi mốc vàng, xanh. Điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của dúi yếu đi và rất dễ lâm trọng bệnh.
  • Chế độ ăn của dúi nên là 7 phần tre, 3 phần mía vì ăn ít thực phẩn có nước thì hạn chế các loại bênh về đường ruột. À mà nhắc tới nước chắc nhiều người thắc mắc có nên bỏ nước vào cho dúi uống? hãy đọc bài viết của chúng tôi Dúi Có Uống Nước Không? để có thể có nhiều thông tin hơn để nuôi dúi dễ dàng bạn nhé.
Còn một loại bênh nữa cũng liên quan đến đường ruột tiện đây thì tôi cũng chia sẻ luôn dúi hay có triệu chứng bỏ ăn hoặc là đau bùng ngồi ôm bụng thì bạn cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa sống cho dúi để nhằm tăng sức đề kháng đồng thời cũng phòng ngừa bệnh cũng tốt hơn.

Bổ sung men tiêu hóa sống cho dúi

Vì sao chúng tôi lại viết khá dài về phần bênh tiêu chảy của dúi như vậy chắc bạn cũng thắc mắc. Vì bệnh này là bệnh được xem như là một trong những bệnh khó trị nhất của dúi và nếu không chửa khỏi thì dúi sẽ chết cho nên đây chính là lý do chúng tôi giành  nhiều công sức cho phần bệnh này hơn các bệnh khác.

Và cũng hy vọng rằng nội dung bài viết này sẽ giúp nhiều người nuôi dúi được thành công hơn và nếu nội dung hay và hữu ích mong bạn đọc chia sẻ cho những người bạn bè của mình có cùng mối quan tâm đọc và nuôi thành công.


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi


Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT NUÔI DÚI SINH SẢN

Hôm nay tôi chia sẽ cùng các bạn đọc một số thông tin hữu ích về kỹ thuật nuôi dúi đẻ (sinh sản)
Dúi thuộc loài động vật gậm nhấm rất dễ chăm sóc nuôi dưỡng và nuôi cũng rất là dễ sinh sản trung bình mỗi năm dúi đẻ khoảng 4 lứa mỗi lứa gồm 3-5 con con (5 con thì số lượng rất ít).

Dúi cái mang thường thai khoảng 1 tháng rưỡi. Khi dúi con được sinh ra, dúi con không có lông và chưa mở mắt.Sau Khoảng 15 ngày ở cùng với dúi mẹ sau khi sinh thì dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,… Tuy nhiên, nên sử dụng loại tre non vì răng dúi con chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập và có thẻ tách dúi mẹ. Sau khi tách con thì các bạn nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực cho dúi tiếp tục sinh sản.
kỹ thuật nuôi dúi sinh sản

Theo kinh nghiệm của tôi thì không nên nuôi dúi theo cặp và theo nhóm 01 đực và nhiều cái trong 01 ô chuồng quá lâu. Thường thì 10 ngày ta đổi đực 01 lần. Khi bỏ đực vào ô con cái nếu chúng chịu nhau thì kêu hực hực và phối liên tục. Tốt nhất thì nuôi mỗi chuồng 01con cái (khi dúi cái có bầu), còn cách xác định dúi có bầu thì kiểm tra vú của con dúi, thấy vú căng bóng và cuống vú có màu tím nhạt nghĩa là dúi có bầu khoảng 01 tháng. Khi đó ta tách dúi cái ra nuôi riêng cho đến khi dúi đẻ”.

Khoảng 45 ngày sau thì có dúi con (tính từ lúc phối), Khi dúi khoảng 01kg thì phối được. Khi dúi đẻ thì chọn nơi yên tĩnh và tối, vì dúi mẹ dễ bị stress. Nên đẻ trong hang là tốt nhất, khi ta cho dúi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng tới dúi mẹ. Chuồng dúi đẻ nên đậy kính một phần, hạn chế làm động dúi mẹ, vì làm động thì dúi mẹ ăn dúi con luôn. Nếu dúi con sống được 10 ngày là ổn, lúc này ta có thể bỏ nắp đậy ra được”.

Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:

- Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.

- Tiến hành ghép đôi: chọn con đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã có bầu. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái có bầu thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô, khoai lang hoặc sắn.


Bài viết chi sẽ thông tin cùng mọi người các bạn có nhu cầu tham qua hay chia sẽ kiến thức về dúi vui long liên hệ địa chỉ bên dưới:
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi


Bài viết liên quan:
  • Kỹ thuật nuôi dúi thịt
  • Bệnh thường gặp ở dúi giống
  • Mẹo cách lựa chon giống dúi tốt

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT NUÔI DÚI THỊT

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi dúi thịt

Dúi (chuột nứa hay chuột tre) là loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm và đang được rất nhiều người ưu chuộng hiện nay. Dúi thịt là con vật mới với vốn đầu tư thấp mức độ rủi rô không cao cho nên là xu hướng vật nuôi hiện nay

1. Về chuồng trại nuôi dúi thịt

- Chuồng nuôi dúi nên đặt ở nơi yên tỉnh tráng ồn ào để làm động đến tâm lý của dúi khi nuôi( lưu ý này rất quang trọng trong quá trình dúi sinh sản nếu gặp nơi ồn ào thường xuyên thì dúi sẽ sợ dẫn đến sẽ giết con con).

- Kỹ thuật xây chuồng dúi thì chúng ta nên xây chuồng với diện tích 0,7m x 0,7m (chúng ta không nên xây quá cao để dễ dàng cho chúng ta chăm sóc cho dúi khi chon ăn hay dúi sinh sản).

- Chuồng nuôi để bán thì theo mình thì mọi người nên xây môi ô chuồng khoảng 2 m5 là có thể nuôi được 15 đến 20 con/chuồng. Chiều cao của chuồng nuôi thương phẩm có thể xây cao khoảng 80cm và trát xi măng thật láng hay là lát gạch men cho Dúi khỏi leo ra ngoài.

* Lưu ý: Dúi chịu rét tốt hơn chịu nóng vì vậy chuồng trại cần thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Dúi là loài gậm nhấm nó đào hang rất giỏi vì vậy chuồng bà con nuôi cần chắc chắn để Dúi không đào hang và thoát ra ngoài.

2. Về thức ăn của dúi thịt

Dúi là loài gậm nhấm và thường ngủ vào ban ngày và ăn vào ban đêm. Trong tự nhiên Dúi ăn chủ yếu là mía, tre,… Trong môi trường nuôi nhân tạo chúng ta cho Dúi ăn tre để nó mài răng, chúng ta cho Dúi ăn Mía để đảm bảo lượng nước cho Dúi ( nuôi dúi không phải cho uống nước mà). Đó là hai loại thức ăn bắt buộc phải có trong quá trình nuôi Dúi. Ngoài ra chúng ta còn có thể tận dụng rất nhiều thức ăn khác cho Dúi ăn như: Ngô, khoai, sắn, Cơm nguội chộn lẫn với cám gạo cho Dúi ăn cũng tốt. Chúng ta có thể cho Dúi ăn Thân cây co Voi, thân cây ngô tươi, thân cây sắn… Tóm lại chúng ta có thể tận dụng rất nhiều thức ăn cho Dúi vì vậy nhiều người nói chi phí chăn nuôi nó rất thấp.

3. Về nuôi Dúi thịt sinh sản

Kỹ thuật nuôi dúi thịt

* Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:
- Kiểm tra Dúi cái động dục: xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh duc là con cái có biểu hiện động dục.

- Tiến hành gép đôi: chọn con đực ( nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít ) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái co biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cài ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

- Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vầy khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô hoặc khoai lang hoặc củ sắn.

- Công tác chọn Giống dúi: Hiện nay như tôi đã nói ở trên là Dúi giống đang khan hiếm lên bà con mới nuôi lên chọn mua Dúi nhỏ về nuôi cho đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn về tài chính trong quá trình đầu tư. Trong quá trình nuôi Dúi sinh sản bà con cần lưu ý khi nào con cái bụng to chúng ta phải tách con cái ra nếu không khi con cái sinh rất rễ bị con đực ăn con hoặc chính nó cũng ăn con. Thức ăn giành cho con cái mang thai và sinh sản phải đầy đủ chúng ta lên bổ sung thức ăn cho chúng trong thời kỳ này như chúng ta có thể cho nó ăn thêm ngô, khoai, sắn…

- Nuôi Dúi thương phẩm: (hiện nay chưa co dúi để nuôi thương phẩm lên tôi sẽ chia sẻ sau).

4. Về bệnh tật

- Mặc dù Dúi là động vật hoang dã sức đề kháng cao lên rất ít bệnh tật nhưng trong quá trình nuôi tôi thấy Dúi có một số vấn đề như sau:
+ Chuồng trại để mất vệ sinh Dúi có thể bị ghẻ ( Chũa trị: Chúng ta có thể bôi thuốc ghẻ cho nó hoặc nó tự khỏi).
+ Cho ăn thức ăn mốc Dúi có thể bị đi ỉa (Chữa trị: Chúng ta có thể cho uống thuốc đi ỉa của người).
+ Gần đây tôi thấy Dúi bị bệnh nấm (chưa rõ nguyên nhân) Chữa trị: Tôi bôi thuốc diệt khuẩn chuồng trại trực tiếp lên chỗ bị nấm của nó và cũng thấy nó khỏi.
+ Ngoài ra như tôi nói ở trên khi tôi nuôi Dúi Rừng một số con chết không rõ nguyên nhân ( có một số bạn chăn nuôi của tôi cũng chia sẻ với tôi như vậy).

- Trước khi nuôi bà con cũng cần tìm hiểu kỹ về con dúi, khả năng đầu tư chăn nuôi của gia đình, tính toán đầu ra cho con vật nuôi của mình nữa.

- Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình nuôi Dúi. Tôi rất yêu loài vật này lên tôi muốn chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ của mình cho những ai quan tâm đến con vật nuôi mới này. Những chia sẻ của tôi chỉ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm


Bài viết chi sẽ thông tin cùng mọi người các bạn có nhu cầu tham qua hay chia sẽ kiến thức về dúi vui long liên hệ địa chỉ bên dưới giúp mình nhé.
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi

Bài viết liên quan:

  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

MẸO CÁCH LỰA CHỌN GIỐNG DÚI TỐT

CÁCH LỰA CHỌN GIỐNG DÚI TỐT ĐỂ BẮT ĐẦU CHĂN NUÔI

Sau khi đã hoàn thành phần hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi tiếp đến thì tôi chia sẽ với các bạn các giống dúi tốt và được nhiều người nuôi hiện nay và dựa trên tổng quan về các giống này thì chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn nuôi giống dúi nào là tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình nhất. Đừng quên đọc đến hết bài sẽ có những kiến thức thật sự bổ ích bo bạn đấy.

Ở bài viết trước chúng tôi có chia sẽ các giống dúi thông dụng hôm trước thì hiện tại có 4 loài dúi người nuôi thường hiện nay là:
Dúi trắng
dúi trắng tphcm
Dúi trắng hiện tại thì số lượng rất ít và thật sự đây không phải là một giống dúi thuần chủng và buôn bán đại trà theo kinh nghiệm cùng với thông tin được chia sẽ từ nhiều chủ trại nuôi dúi thì thật sự dúi trắng được sinh sản ra từ loài dúi mốc lớn và việc sinh sản ra dúi màu trắng này thì khá là hiếm cho nên nếu các bạn muốn nuôi con dúi trắng này thì theo mình chỉ nên nuôi làm dúi kiểng cho đẹp thôi chứ không có giá trị kinh tế nhiều.

Dúi Nâu
Dúi nâu tại tphcm

Loài dúi nâu này có khu vực phân bố từ miền đông Nepal (tới độ cao 2.000 m trên mực nước biển [Molur et al. 2005]), qua đông bắc Ấn Độ (Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland và Tây Bengal), Bhutan, đông nam Bangladesh, Myanma, Hoa Nam, tây bắc Việt Nam, Thái Lan và Campuchia (Musser và Carleton 2005). Loài này có các biến thể hình thái và điều này gợi ý rằng sửa đổi phân loại có thể là hữu ích, cách nuôi cũng khá khó . Các nhóm trong phức hợp loài này nói chung đã được ghi nhận tại các độ cao từ sát mực nước biển cho tới khoảng 4.000 m trên mực nước biển. Đây là một phức hợp loài chưa được dung giải trọn vẹn, với một số đơn vị phân loại chỉ hạn chế ở những độ cao nhất định, nhưng khoảng cao độ lại không là ổn định trong suốt khu vực phân bố đã biết.

DÚI MÓC NHỎ

dúi móc nhỏ tại tphcm

Dúi mốc nhỏ, hay còn gọi là chuột tre Trung Hoa (danh pháp hai phần: Rhizomys sinensis) là một loài gặm nhấm trong họ Spalacidae. Loài này sinh sống ở miền nam Trung Quốc, miền bắc Myanma, miền bắc Việt Nam và có thể có ở Lào.

Dúi má đào

dúi má đào tại tphcm

Dúi má đào – Rhizomys sumatrensis (còn gọi là dúi má đỏ hay má vàng): có thể đạt 3 kg. Lông má hanh đỏ. Thức ăn gồm rễ các loài cây thuộc họ cỏ Poaceae và một số loài cây thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Dúi móc lớn

dúi móc lớn tại tphcm

Dúi mốc lớn – Rhizomys pruinosus: nặng 0,5 – 0,8 kg, dài 25 – 35 cm. Bộ lông thô màu mốc đốm trắng. Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải có nhiều loài thực vật tre, trúc. Sống theo gia đình 3 đến 5 con trong hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang. Hang Dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang.

Và giống dúi hiện nay nuôi mà mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộn chọn làm vật nuôi là loài dúi mốc lớn. Khi bạn nuôi dúi trưởng thành thì con có thể đạt đến số kí 1.2kg - 1.5kg mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt.

Thêm nữa là khi các bạn vào trại dúi khi chính tay bạn lựa chọn thì theo kinh nghiệm của tôi các bạn nên chọn các con dúi có mắt to sáng và tay chân không có bị thẹo, răng đều không bị gãy hay mẻ thì các con dúi đó là các con dúi tốt có thể làm giống tốt cho các bạn.

Chúng tôi sẽ làm rõ thêm một chút cho bạn đọc người chưa biết gì về dúi được hiểu tại sao phải dựa trên các yếu tố mà chúng tôi nêu trên mà không dựa trên yếu tố khác:

  • Mắ t sáng: Thường đối với dúi giống mà các bạn  mua về nuôi nên nhìn vào con mắt dúi xem có tinh anh và sáng không vì đối với một số con gì tiếp xúc với ánh sáng nhiều mắt dúi sẽ bị mờ, và thị lực kém dẫn đến lúc nếu như chúng ta nuôi chung dúi với nhau những con khỏe sẽ thấy đường tốt hơn và giành ăn với các con dúi bị mắt mờ này và dúi bị giành ăn làm cho lâu lớn còi cọc, thậm chí không để ý kỹ đôi khi vì bị giành ăn hết dúi không ăn được dẫn đến cắn nhau tới chết thì thôi.
  • Tay, chân không bị thẹo: Tại sao lại không chọn những con bị thẹo tay chân và tại sao chúng lại bị như vậy? Thường thì do giành ăn với nhau cho nên dúi hay cắn nhau để giành lấy thức ăn cho nên tay chân thường xuyên bị sẹo. Có một trường hợp tôi được người nuôi chia sẽ là "Dúi, tôi nuôi 3 con lúc nào cho ăn cũng cho 3 phần ăn riêng, tại sao lúc nào cũng gầm gừ và cắn nhau?". Thì tôi cũng đã chia sẻ rằng trong trường hợp này chúng ta biết rằng chúng ta cho ăn 3 phần là đủ nhưng theo bạn nghĩ: "Dúi nó có biết là trong chuồng có 3 phần ăn thằng kia ăn phần đó rồi và phần còn lại của mình không?" Chắc chia sẻ đến phần này thì bạn cũng đã hiểu rõ hơn câu hỏi tại sao bên trên. Còn nếu bạn mua con giống bạn thấy nó đẹp, dễ thương quá mà bị thẹo không lấy thì cũng tiếc. Tôi mác nhỏ này: "Cứ lấy đi không sao đâu" vì nếu con đó đang trong quá trình lành bệnh thì bạn có thể tự tin nuôi và may đâu người nuôi lại bán những con đó rẻ hơn thì coi như bạn đã lời to.
  • Răng đều: Đọc đến răng đều chắc bạn nghĩ là vô lý "răng đều liên quan gì đến giống dúi tốt?". Tôi nói thật đấy. Đây cũng là một cách mà bạn có thể phân biệt được con dúi rừng và con dúi nuôi. Tại sao tôi lại nói vậy thường thì dúi rừng trong lúc đi săn người thợ săn dúi hay bẻ răng con dúi để cho nó họ không bị dúi cắn cho răng của nó gãy và thiếu dẫn đến ăn uống cũng kém. Chúng ta mua cũng nên để ý đến điểm này, mặc dù là nó ít khi xảy ra nhưng bạn chuẩn bị cho mình kiến thức vẫn hơn.


Bài viết chi sẽ thông tin cùng mọi người các bạn có nhu cầu tham quan hay chia sẽ kiến thức về dúi vui lòng liên hệ địa chỉ bên dưới.

Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi
Bài viết liên quan:
  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG NUÔI DÚI - P2

Hôm nay Trại dúi Mai Quan sẽ tiếp tục gửi đến các bạn phần 2 của kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi, hiện nay thì chuồng đã thực hiện xong và chờ cho bê tông khô ráo và thả dúi giống. Và tôi tiếp tục các bước như sau:

Bước 7: Bước kế tiếp của chúng ta là xây vách ngăn cho chuồng, phần bao quanh bên ngoài thì tôi khuyên các bạn nên xây chắc chắn bằng tường xi măng nhé và bằng gạch ống cho tốt.


Xây tường bao quanh

Bước 8: Như các bạn thấy trên hình thì đây là công đoạn hoàn thành việc xây bao xung quanh


Hoàn thành xây tường bao quanh chuồng nuôi

Bước 9: Bước này có khác biệt 1 chút vì tôi làm theo dạng kinh tế eo hẹp sử dụng sắt và tôn để làm ngăng xung quanh.

Cắt sắt xây ngăn ô

Bước 10: Công đoạn hoàn thành việc xây phân ô chuồng dúi

ngăn ô cho chuồng dúi hoàn thành

Bước 11: Bước kế tiếp là xây nóc và bao quanh cho chuồng dúi của chúng ta

Cất nóc cho chuồng

Bước 12:Công đoạn hoàn thành như trên hình các bạn sẽ thất được thành phẩm chuồng nuôi

Hoàn thành chuồng nuôi dúi


Các ACE có nhu cầu mua dúi giống gần bình chánh hay cần tư vấn về kỹ thuật thì vui lòng liên hệ thông qua thông tin bên dưới giúp mình:


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi
Bài viết liên quan:

  • Kỹ thuật làm chuồng nuôi dúi P1
  • 4 quy trình nuôi dúi mốc lớn P1
  • 4 quy trình vàng nuôi dúi mốc lớn P2
  • Sự thật chưa kể của người nuôi dúi

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG DÚI - P1

Hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn các bước cơ bản về kỹ thuật làmchuồng dúi và mình hy vọng cách hình ảnh mình cung cấp bên dưới có thể giúp các bạn có thể hình dung rõ nhất cách thực hiện lên được một chuồng dúi giống nhé:

Bước 1: Bạn nên dùng một khoảng đất trống gần nhà của mình (đặt biệt đất nhà mình cho đỡ rắc rối) và dọn dẹp mặt bằng ở đó cho sạch sẽ và bắt đầu vô công đoạn san lấp mặt bằng chồn dúi.


San lấp mặt bằng chuồn dúi

Bước 2: Bước tiếp theo sau khi bạn đã san lấp mặt bằng bằng đá xong thì bạn nên đỗ cát xuống phần xà bần đã đỗ lên mặt  để cho khi ban đổ bên tông không bị hao khi thực hiện chuồng dúi.


Lấp cát mặt bằng chuồng dúi

Bước 3: Đây là hình ảnh hoàn thành việc lấp cát cho chuồng dúi giống của bạn và lưu ý nền bạn đổ càng dày càng tốt nhé.

cát lấp đầy nền chuồng dúi

Bước 4: Bước tiếp theo nếu bạn là một người tiết kiệm chi phí ban đầu cho không nhiều mình khuyên nên mua lưới B40 để làm lõi sắt bên trong bê tông thay vì tấm lưới sắt  (có sắt cắt từng đoạn và được cố đinh bằng kẽm).

trải thảm lưới B40 đổ bê tông

Bước 5: Tiếp theo bước bên trên là bạn bắt đầu trộn bên tông để đổ lên khung sắt để làm sàn chắc chắn minh khuyên nên đổ bê tông từ 10cm trở lên vì con dúi đào bới rất ghê cho nên bê tông càng dày càng an toàn.

Bắt đầu đổ bê tông cho chuồng dúi

Bước 6: Như trên hình là bước hoàn thành của phần nền phần nên này để khô hoàn toàn chắc chắn thì mình khuyến cáo các bạn nên để từ 10 đến 14 ngày cho nền chắc chắn nhất.



Hoàn tất đổ bê tông nền chuồng dúi


Bài viết sau mình sẽ hoàn thành bài viết cho các bạn tham khảo thông tin cuối cùng khi xây chuồng xong nhé vì hiện tại chuồng dúi này mình xây thêm và chưa xây xong hết cho nên cập nhật được bước nào mình sẽ gửi cho các bạn xem cập nhật nhé


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi



Bài viết liên quan:

  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì



Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

2 LOẠI CHUỒNG DÚI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

1: chuồn dúi kiểu truyền thống (chuồn dúi phổ biến)

Hiện nay nhiều hộ khởi nghiệp bằng mô hình nuôi dúi giống này và đạt được hiệu quả rất tốt, và có thể giúp cho bạn làm giàu từ nuôi dúi giống 


chuồng dúi kiểu truyền thống

2: chuồn dúi kiểu thủ thuốc bắc (chuồn dúi cho các hộ ít diện tích đất nuôi)

Kiểu chuồn dúi này phù hợp cho các hộ nuôi có diện tích đất chung quanh nhà không nhiều, nhưng nuôi theo kiểu này thì vẫn tốt và dúi giống vẫn phát triển bình thường các bạn yên tâm.

chuồng dúi kiểu tủ thuốc bắc

Các bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu dúi giống gần TPHCM hay cần tư vấn về kỹ thuật thì vui lòng liên hệ thông qua thông tin bên dưới giúp mình
  • Mọi thông tin xin liên hệ
    Khoa Cao
    SĐT: 0986831950
    Web: https://khoabao.blogspot.com/
    Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
    Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
    Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi/

Bài viết liên quan:

  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

VUA DÚI - LÀM GIÀU TỪ NUÔI DÚI GIỐNG

Sở dĩ người ta gọi Dương Văn Phương (31 tuổi) là Phương “dúi” vì anh là người đầu tiên mày mò nuôi và làm giàu từ nuôi dúi giống ở Yên Lạc, thành đạt nhờ dúi và cũng là hộ nuôi dúi nhiều nhất với 2 trại và hơn 700 con dúi bố mẹ, 300 con dúi thương phẩm đang sinh sống. Trang trại của Phương hiện được đánh giá là địa chỉ cung cấp dúi lớn nhất miền Bắc.

Về huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) hỏi Phương “dúi”, không ai mà không biết. Từ những con vật sống hoang dã khó nuôi, ít người biết, dưới bàn tay Phương, dúi giống mà anh nuôi trở thành sản phẩm được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao.
Mô hình chăn nuôi dúi của anh Phương mỗi năm đem lại lợi nhuận hơn 100 triệu đồng bắt đầu làm giàu từ nuôi dúi, trong đó năm 2010 khi bắt đầu bán giống, anh Phương đã thu được 1 tỉ đồng. Tuy nhiên, để thu hoạch được kết quả như vậy, gia đình anh đã trải qua bao khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua nổi do hết vốn.
làm giàu từ nuôi dúi giống

Năm 2006, tốt nghiệp Trường ĐH Thủy sản, Phương trở về quê bắt đầu nuôi dúi. Dúi là loại động vật họ gặm nhấm sinh sống tự nhiên. Nhưng do bị con người săn bắt nên dúi càng ngày càng hiếm. Do hiếm nên giá bán cũng đắt, Phương nghĩ nếu nhân giống thành công từ dúi hoang sẽ nuôi được.

Với số vốn ít ỏi, Phương tìm mua 25 con dúi hoang về nuôi và nhân giống. Kể về những ngày đầu lập nghiệp, Phương cho biết: “Lúc đó thông tin về loài dúi vô cùng ít ỏi, chưa có ai trên cả nước nuôi nên khi bắt đầu nuôi thì gặp rất nhiều khó khăn. Mày mò trên internet thấy người ta bảo dúi họ chuột nên cũng làm hang, làm cống cho dúi ở. Nhưng thả được 25 con vào buổi sáng, đến chiều 20 con đã bò đi mất. Hóa ra, do mình không lát nền, tường chuồng cũng không làm trơn nhẵn nên nó đào bới, trèo đi hết.

Không nản chí, Phương gia cố lại nền và tường chuồng kỹ hơn. Thay vì đào hang, anh đặt vào chuồng những tấm xi măng, tránh ánh sáng trực tiếp để dúi khỏi bị mù. Sau đó, tìm khắp nơi mua được 10 con dúi hoang, Phương lại tiếp tục. Phải qua 6 lần cải tạo, anh Phương mới tìm ra kiểu chuồng phù hợp và duy trì đến bây giờ. Với kiểu chuồng này, dúi không bò ra ngoài hay đào nền trốn được mà việc nuôi riêng cũng tránh cho dúi cắn nhau hay phát sinh bệnh nấm. Năm 2010, lứa dúi giống đầu tiên được bán đã mang về gần 1 tỉ đồng cũng là lúc nghề nuôi dúi bắt đầu được nhiều người chú ý.

Trở thành tỉ phú nhờ nuôi dúi, nhưng với anh Phương dúi chỉ là niềm say mê và là nghề tay trái. Nghề chính của Phương là chuyên viên Phòng Nghề chăn nuôi thủy sản thuộc Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân thuộc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc. Hết giờ làm việc, Phương lại trở về với trang trại nuôi dúi giống của mình. Phương tâm sự: “Dù sao thì mình cũng tốt nghiệp ĐH nên công tác tại trung tâm cũng là cách để giúp đỡ bà con bằng kiến thức học ở trường và kinh nghiệm thực tế ở trang trại”.

Giá dúi bố mẹ hiện tại được bán từ 700.000 – 1 triệu đồng/cặp (tùy theo thời điểm giá có thể tăng cao hơn), còn dúi thương phẩm có giá khoảng 400.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm). Do vậy, từ khi được anh Phương hướng dẫn nuôi dúi thì ngày càng có nhiều gia đình tham gia.

Hiện tại có nhiều hộ nông dân đã học theo mô hình nuôi dúi của anh. CLB nuôi dúi Vĩnh Phúc cũng đã tập hợp được 30 thành viên. “Con dúi hoang giờ đây trở thành người bạn kinh tế hiệu quả của người nông dân với giá cả cao, ổn định, nhu cầu lớn. Nuôi dúi có nhiều cái lợi vì chi phí đầu tư thấp, ít nhân công, mỗi lứa dúi chỉ mất 6 tháng nuôi là có thể bán thương phẩm nhưng phải kiên trì, chịu khó và đam mê thì mới có thể đồng hành cùng con dúi”, Phương chia sẻ. Phương vinh dự là nhân vật chính trong chương trình truyền hình thực tế Sinh ra từ làng do T.Ư Đoàn, Đài truyền hình Việt Nam cùng Tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn sản xuất tháng 2.2012.


Các ACE có nhu cầu mua dúi giống gần bình chánh thì vui lòng liên hệ thông qua thông tin bên dưới giúp mình
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi


Bài viết liên quan:
  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Kỹ thuật nuôi Dúi má đào - Dúi giống Bình Chánh

Loài dúi má đào này có khu vực phân bố từ miền đông Nepal (tới độ cao 2.000 m trên mực nước biển [Molur et al. 2005]), qua đông bắc Ấn Độ (Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Nagaland và Tây Bengal), Bhutan, đông nam Bangladesh, Myanma, Hoa Nam, tây bắc Việt Nam, Thái Lan và Campuchia (Musser và Carleton 2005).


Loài dúi này có các hình dáng khác nhau và điều này gợi ý rằng sửa đổi phân loại có thể là hữu ích. Các nhóm trong phức hợp loài này nói chung đã được ghi nhận tại các độ cao từ sát mực nước biển cho tới khoảng 4.000 m trên mực nước biển.

Đây là một phức hợp loài chưa được dung giải trọn vẹn, với một số đơn vị phân loại chỉ hạn chế ở những độ cao nhất định, nhưng khoảng cao độ lại không là ổn định trong suốt khu vực phân bố đã biết.

Kỹ thuật nuôi Dúi: Loài Dúi má đào và cách kháng bệnh cho Dúi để có hiệu quả cao trong kinh tế như hiện nay mà các bạn thấy dúi ở một số nhà hàng hay quán nhậu nào đó... để có được những con dúi như vậy người nuôi cũng phải trải qua những thời gian cơ cực thì mới có thể thành công như mong muốn qua đó sản phẩm mà các nhà nuôi dúi cung cấp cho các quán nhậu hay các địa điểm ăn uống điều được nuôi công nghiệp không còn núi tự nhiên nữa.

=> Xem thêm:  Con dúi má đào ăn gì
                         Bệnh thường gặp ở dúi má đào
                         Bị dúi má đào cắn có sao không
                         Bảng giá dúi má đào giống - thịt

Hiện nay có nhiều gia đình đang nuôi dúi để cung cấp ra thị trường cho các dân chơi ăn nhậu như hiện nay bởi dúi tự nhiên ngày không còn như chúng ta nghĩ nữa và dần đã được nuôi công nghiệp hoàn toàn.

Dúi má đào con


Anh chị nào có nhu cầu nuôi dúi giống tại Bình Chánh, xin liên hệ qua địa chỉ:


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi


Bài viết liên quan:

  • Mua dúi giống ở đâu
  • Giá dúi thịt hiện nay
  • Giá dúi giống hiện nay
  • Dúi giống TPHCM và các nơi bán dúi uy tín
  • Con dúi ăn gì

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

4 QUY TRÌNH VÀNG NUÔI DÚI MỐC LỚN - P2

1. Chăm sóc dúi móc lớn sinh sản

như trao đổi dúi móc lớn tại bình chánh ở phần 1: xem tại đây
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.

Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời, dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh, dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,… Tuy nhiên, nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực.

Theo kinh nghiệm của tôi thì không nên nuôi dúi theo cặp và theo nhóm 01 đực và nhiều cái trong 01 ô chuồng quá lâu. Thường thì 10 ngày ta đổi đực 01 lần. Khi bỏ đực vào ô con cái nếu chúng chịu nhau thì kêu hực hực và phối liên tục. Tốt nhất thì nuôi mỗi chuồng 01con cái (khi dúi cái có bầu), còn cách xác định dúi có bầu thì kiểm tra vú của con dúi, thấy vú căng bóng và cuống vú có màu tím nhạt nghĩa là dúi có bầu khoảng 01 tháng. Khi đó ta tách dúi cái ra nuôi riêng cho đến khi dúi đẻ”.

Khoảng 45 ngày sau thì có dúi con (tính từ lúc phối), Khi dúi khoảng 01kg thì phối được. Chú ý khâu này rất quan trọng để còn dúi con. Trên mạng tôi thấy nhiều người xây chuồng không có làm hang nhưng tôi thì làm hang. Khi dúi đẻ thì chọn nơi yên tĩnh và tối, vì dúi mẹ dễ bị stress. Nên đẻ trong hang là tốt nhất, khi ta cho dúi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng tới dúi mẹ. Chuồng dúi đẻ nên đậy kính một phần, hạn chế làm động dúi mẹ, vì làm động thì dúi mẹ ăn dúi con luôn. Nếu dúi con sống được 10 ngày là ổn, lúc này ta có thể bỏ nắp đậy ra được”.

Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:

- Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.

- Tiến hành ghép đôi: chọn con dúi giống đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã có bầu. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái có bầu thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô, khoai lang hoặc sắn.

2. Nuôi thương phẩm dúi móc lớn

dúi móc lơn nuôi tại Bình Chánh

Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói dúi cắn nhau. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
Nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì dúi móc lớn sẽ bị dài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để dúi cắn nhau mà không phát hiện kịp thời chúng cũng rất dễ bị chết.

3. Bệnh của dúi và cách phòng ngừa

Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp,... Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.

- Bệnh đường ruột: Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy. Trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy (lấy 1 viên berberin giã nát, cho vào tí nước hòa tan rồi bôi và miệng dúi; ngoài ra có thể cho ăn các loại như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
Chúc bà con thành công!


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi



Xem bài viết 4 QUY TRÌNH VÀNG NUÔI DÚI MÓC LỚN - P1 tại đây