Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

4 QUY TRÌNH VÀNG NUÔI DÚI MỐC LỚN - P2

1. Chăm sóc dúi móc lớn sinh sản

như trao đổi dúi móc lớn tại bình chánh ở phần 1: xem tại đây
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.

Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời, dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh, dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía,… Tuy nhiên, nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực.

Theo kinh nghiệm của tôi thì không nên nuôi dúi theo cặp và theo nhóm 01 đực và nhiều cái trong 01 ô chuồng quá lâu. Thường thì 10 ngày ta đổi đực 01 lần. Khi bỏ đực vào ô con cái nếu chúng chịu nhau thì kêu hực hực và phối liên tục. Tốt nhất thì nuôi mỗi chuồng 01con cái (khi dúi cái có bầu), còn cách xác định dúi có bầu thì kiểm tra vú của con dúi, thấy vú căng bóng và cuống vú có màu tím nhạt nghĩa là dúi có bầu khoảng 01 tháng. Khi đó ta tách dúi cái ra nuôi riêng cho đến khi dúi đẻ”.

Khoảng 45 ngày sau thì có dúi con (tính từ lúc phối), Khi dúi khoảng 01kg thì phối được. Chú ý khâu này rất quan trọng để còn dúi con. Trên mạng tôi thấy nhiều người xây chuồng không có làm hang nhưng tôi thì làm hang. Khi dúi đẻ thì chọn nơi yên tĩnh và tối, vì dúi mẹ dễ bị stress. Nên đẻ trong hang là tốt nhất, khi ta cho dúi mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng tới dúi mẹ. Chuồng dúi đẻ nên đậy kính một phần, hạn chế làm động dúi mẹ, vì làm động thì dúi mẹ ăn dúi con luôn. Nếu dúi con sống được 10 ngày là ổn, lúc này ta có thể bỏ nắp đậy ra được”.

Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:

- Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra, nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.

- Tiến hành ghép đôi: chọn con dúi giống đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái, nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã có bầu. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái có bầu thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô, khoai lang hoặc sắn.

2. Nuôi thương phẩm dúi móc lớn

dúi móc lơn nuôi tại Bình Chánh

Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói dúi cắn nhau. Ngoài ra, cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.
Nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì dúi móc lớn sẽ bị dài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để dúi cắn nhau mà không phát hiện kịp thời chúng cũng rất dễ bị chết.

3. Bệnh của dúi và cách phòng ngừa

Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp,... Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…

- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.

- Bệnh đường ruột: Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy. Trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy (lấy 1 viên berberin giã nát, cho vào tí nước hòa tan rồi bôi và miệng dúi; ngoài ra có thể cho ăn các loại như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
Chúc bà con thành công!


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi



Xem bài viết 4 QUY TRÌNH VÀNG NUÔI DÚI MÓC LỚN - P1 tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét