Bạn đón tết bên gia đình vui chứ? Chúng tôi thì ôi vui quá chừng. Đôi khi áp lực công việc khiến cho nhiều người từ quê nhà trở lên các thành phố lớn với tâm lý nặng nề và thậm chí có nhiều người đôi khi muốn từ bỏ luôn công việc mà mình đang làm vì do quá chán nãng.
Hy vọng rằng bạn là ai, ở đâu, làm bất cứ ngành nghề gì. Dù cho buồn thúi ruột, hay vui tràng trề đọc được bài viết này xem những hình ảnh về con dúi đón xuân của chúng tôi cũng xin chúc bạn đọc thêm năng lượng để thực hiện được một mục tiêu mà mình đã lựa chọn.
Dúi còn vui vẻ đón xuân còn chúng ta tại sao phải buồn nhỉ.
Có lẻ hơi không công bằng cho dúi giống miền tây hơn các dúi miền khác vì được chụp hình cùng mai khoe sắc nhưng dúi miền khách đừng lo dù cho chụp hình hay không thì cũng đón được không khí ngày xuân này thôi.
Dưới đây là loạt ảnh mà các thợ chụp ảnh hàng đầu của chúng tôi túc trực hàng giờ mới chụp được những thước hình mê mẫn này cho bạn đọc. Nào hãy cùng chiêm ngưỡng nhé.
Như trong tiêu đề của: {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P1_Cơ Duyên
{Tâm Sự Nuôi Dúi} _P2_Núi Thử Thách
Chia sẻ nhiều về quá trình mà bản thân chúng tôi đã gian khổ như thế nào mới có thể duy trì nỗi đến bây giờ, cũng không vì lẽ đó mà chúng tôi lại gác kiếm nghỉ ngơi và ngồi rung đùi với những thành quả mà bản thân đạt được.
Cho nên cũng {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P2_Nụ Cười Trên Môi này cũng có lẽ là phần kết cho chuỗi chia sẻ nội dung về dúi này và bạn đọc đừng lo vì đây chỉ là kết thúc chuỗi bài viết nhỏ này thôi và hứa hẹn sẽ còn nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm về con dúi sắp tới với bạn đọc và đừng bỏ lỡ nhé hãy nhấn nút “FOLLOW” hoặc LIKE FANPAGE của chúng tôi để có thông tin tốt nhất cho bạn nhé.
Ở phần kết này tôi sẽ tóm lại một số các trãi niệm đã qua của tôi đồng thời cùng đưa ra một số các giải pháp (mang tính cá nhân) về các bệnh tật con dúi, khó khăn khi nuôi … tất tần tật có thể để giúp cho bạn, người đang đọc, người chuẩn bị nuôi, người mong muốn tìm một con vật nuôi để đổi đời có được một vốn kinh nghiệm tốt nhất làm hành trang trên con đường khó khăn này. Vào đề nào.
Như những khó khăn mà bạn đã chán nãn khi đọc qua mà tôi, chính tôi đã thực sự trải qua trong quá trình bắt đầu nuôi và để kể lại được những trải niệm này là một điều không hề đơn giản và giờ đây sẽ là những điều tốt đẹp nhất mà tôi sẻ chia sẻ cùng các bạn.
Đầu tiên, có lẽ là cách lựa chọn dúi tốt trong bài viết tôi có để ở phần xem thêm thì rất chi tiết nhưng cũng chia sẻ cho bạn đọc biết sơ qua tại đây. Bạn biết đấy mua con gì nuôi cũng vậy đầu tiên nhãn quan chúng ta khi nhìn vào thì con dúi đầu tiên nó phải khỏe, không có những dấu hiệu lạ bên ngoài như là các dấu tích cắn nhau, đặc biệt đối với con dúi là răng phải đều (không phải đếm cho đủ 32 cái răng như con người đâu nha) 4 cái răng to tướng là đặc điểm nhận dạng của dúi, nhất định là không được gãy cái nào.
Mắt dúi phải tròn và sáng. Đó là những đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất đấy. Về chi tiết của phần này thì nó khá dài nên tôi sẽ viết ra một bài riêng biệt cho bạn đọc hiểu rõ hơn.
>> Xem thêm: Mẹo cách lựa chọn dúi giống
Vì nội dung các phần này khá dài và chúng tôi cũng có chia sẻ qua và thường xuyên cập nhật nên bạn cứ an tâm mà cày cuốc nội dung của bài viết ^^.
Tiếp đến việc quan tâm tiếp theo và về xây chuồng trại sao cho “chuẩn”. Chữ “chuẩn” tôi bỏ trong ngoặc kép vì thật sự về phần làm chuồng không có một quy tắc chung về chuồng trại nào cho con dúi này cả. Nó có những dạng chuồng cơ bản như sau:
Và chắc hẳn bạn sẻ thắc mắc là nó có những đặc điểm khác nhau nào và ưu, khuyết điểm ra sao mà lại chia ra như vậy và đây đường link bên dưới nhé siêu chi tiết cho mọi người đọc luôn tha hồ mà nghiêng cứu ngày đêm:
>> Xem thêm: {Tiết Lộ} Kỹ Thuật Nuôi Dúi & Cách Làm Chuồng
Rồi xem đến đây mà bạn đọc nào chịu khó xem hết các đường link trên chúng tôi gửi và xem lại thì coi như bạn kiên nhẫn lắm rồi và cũng muốn nuôi con dúi này lắm rồi đúng không? Mà chưa hết phần hay ho về con dúi đâu nha.
Tiếp này khâu này là khó nhất trong phần nuôi dúi khó khăn này đây. Đối với chúng tôi thôi, xin khẳn định thế vì có mấy bác nuôi siêu đẳng thì không có khâu nào là “mần” khó họ được hết.
Tiết lộ đây, đó là phần cho dúi giao phối. Chắc nhiều bạn nói “ui, phần này dễ bỏ con dúi đực vô coi như là xong ngay” nếu thật sự dễ thế thì chúng tôi không nói nó khó để làm gì.
Sự thật là qua trao đổi với nhiều người nuôi thì điều đáng mừng nhất đối với họ thì mỗi tối mà ra cho dúi ăn thì thấy tụi nó âu yếm nhau, giao phối là xác định rằng ngay 2 – 3 ngày sau là bắt con đực ra và bỏ sang con cái khác ngay và đinh ninh rằng nó đã có bầu và … niềm vui chợt tắt khi sau chu kỳ 45 ngày của con dúi mà không thấy đẻ và mặc dù bụng to (do nó ăn nhiều no, mập).
Đấy nghe đến đây chắc bạn thấy có bắt đầu hơi hướng chông gai rồi. Theo lời của 1 bác nuôi dúi lâu năm, tôi chỉ thuật lại, là “tinh trùng của dúi yếu nêu giao phối 1 lần không thể nào đậu ngay được và nếu muốn chắc ăn thì bạn nên nhốt đực cái chung cho đến khi bụng con cái to ra và vú căn lên lúc đó hãy tách con đực ra”.
Thì người nuôi họ nhanh bắt ra thì cũng có cái lý của họ, tôi không nói rằng họ sai, vì thường mua người mua lại mua cái nhiều hơn đực và hối thúc con đực nhanh làm “chuyện ấy” với con cái để nhanh có bầu, bỏ sang con cái khác nuôi cho kinh tế, đấy nếu chúng ta là họ thì chúng ta cũng khó mà làm khác được.
Điều quan trọng tôi nghĩ rằng chúng ta nên nuôi thử trước và đừng nên đốt cháy giao đoạn quá nhanh vì sẽ có nhiều thất bại dẫn đến chúng ta đỗ thừa nguyên nhân này nguyên nhân nọ.
Tốt nhất tôi nghĩ đầu tiên chúng ta chọn dúi nuôi chuẩn bị tâm lý học hỏi là điều quan trọng bạn tập làm quen với mấy “bé” ấy rồi sau khi thử nghiệm cảm thấy ổn trong 6-8 tháng đến lúc đó bạn hãy tiếp tục nuôi nhiều hơn khi bạn có vốn tốt.
Mấy điều vừa chia sẻ trên đây là chưa thắm vô đâu ở những điều sắp xảy ra. Nếu bạn thành công trong việc cho dúi giao phối đừng quá tự đắc khi mình vượt qua ải này. Đừng giống tôi ở phần 2 nhé.
Cứ vẫn mang tâm lý học hỏi và trải niệm là tốt nhất, biết sao không … DÚI ĐẺ … tình trạng đau thương và buồn nhất là khi mà dúi mẹ ăn con của mình. Bạn đừng phán xét chúng tôi nghiệp vì không ai muốn làm thế cả.
Và câu hỏi của nhiều người đã từng nuôi rằng “vậy làm sao để chấm dứt được tình trạng buồn này” thì tôi xin thưa rằng … tôi… không …biết. Và tại sao tôi lại nói vậy trong đầy dẫy những chia sẻ của tôi, là vì sau nhiều thông tin trao đổi cùng các chủ nuôi thì thật sự không có một công thức nào cả.
Nguyên nhân tôi liệt kê cho các bạn biết nhé:
-Do môi trường sống chưa quen cho nên dúi mẹ sợ và đẻ con ra sợ và thế là … -Do dúi mẹ thiết chất sắt cho nên đẻ dúi con ra và rồi … -Do dúi mẹ thiếu nước và khi đẻ con ra liếm phần máu ở dạ con nên thấy thế … -Do dúi mẹ đẻ lần đầu thiếu kinh nghiệm cho nên mới … -Do dúi thuần chủng chưa tới cho nên mới xảy ra hiện tượng … -Do chuồng nuôi không làm hang cho nên dúi đẻ sợ hơi người cho nên … -…
Bạn thấy chưa rất nhiều nhưng bao nhiêu đó tôi nêu ra thôi cũng đủ làm giật mình nhiều người. Và đó là những khó khăn thường trực.
Nói cho cùng thì không phải đưa ra những lý do này làm nãn lòng các bạn có đam mê với con dúi này và nhiều người may mắn thành công sớm và nói chúng tôi nói điêu, nói xạo, chỉ là bạn đi con đường nhanh hơn chúng tôi đã đi thôi và thành thật chúng mừng bạn đã hái được quả ngọt đầu tiên.
Đây chắc cũng là phần kết cho chuỗi series này, đây phần đút kết riêng cho bạn đọc.
Chúng tôi có đưa ra nội dung tóm tắt lấy tên là tài liệu cho nên bạn nào quan tâm thì xem tại đường dẫn
Và rồi bạn đúng đấy tôi lại thua rồi, nuôi dúi, dúi chết tè le. Và rồi biết sao đây lỡ xây chuồng trại nuôi rồi mà giờ dúi chết không lẽ bỏ rồi làm việc gì về sau cũng như thế này thì không ổn.
Nên tôi đã quyết định giành ra tháng lương tiếp theo của mình, nhịn ăn, nhịn uống (hơi quá đấy), nhịn đi chơi để giành tiền và mua con giống tiếp tục và lần này nhất quyết phải nuôi cho bằng được mới thôi.
Và rồi lương tháng cũng về và các con dúi giống mới cũng về mặc dù có tâm trạng tiếc nuối vì … hết tiền. Nhưng không sao, tôi lần này để tiền mua tiếp 5 cặp và dường như thượng đế đã mĩm cười với tôi. Nuôi dúi không chết như lần đầu vì lần này tôi mua dúi nhỏ khoảng 4 tháng về nuôi và rồi từ từ dúi cũng quen, tôi nuôi dúi đến tháng thứ 7 luôn mà không chết 1 con nào.
Trong bụng vui thầm chắc okey rồi, như vầy là sẽ thành công (khứa khứa).
Nhưng chướng ngại lại bắt đầu xuất hiện. Dúi bệnh. Cái gì thế? Sao người ta nói con này đề kháng mạnh mà sao bệnh được? Bạn tin không, tôi thì không tin rồi đó. Bắt đầu có dấu hiệu của dúi ăn ít nè ha, rồi chuồng bắt đầu bốc mùi hơi thúi thúi ha, rồi dúi nhìn không khỏe ha. Tôi lại tiếp tục rơi vào xì chét lần 2.
Điều đầu tiên tôi làm là bốc máy lên điện ngay cho anh chủ trại dúi bán dúi cho mình và hỏi lý do tại sao lại có trường hợp như vậy và làm cách nào để chữa trị cho nó đây?
Cũng may là anh nhiệt tình hướng dẫn tôi. Kể cho bạn nghe nhé. Đầu tiên là anh hỏi tôi về tình trạng con dúi ở hiện tại ra sao? Tôi nói “nó ít ăn và chuồng hơi thúi thúi”, anh bảo bắt con dúi lên xem xem ở phần hậu môn có ướt ướt và có mùi thúi không.
Và như in chính là đít ướt và phân thúi. Phân không ở dạng viên như mọi khi. Và căn bệnh của nó được “bác sỹ dúi” chẩn đoán là bệnh tiêu chảy, tôi nhẹ người vì biết được lý do bệnh và điều khó khăn tiếp theo là chữa trị như thế nào đây. Anh nói thường thì có người sử dụng Smecta chia nhỏ ra để pha cho nó uống.
Dúi bị bệnh tiêu chảy
>> Xem thêm: Bệnh thường gặp ở dúi
Nếu như không muốn cho nó dùng thuốc thì có thể sử dụng tre thay thuốc. Tôi nghe lạ lạ, “mắc cái mớ gì mà tre lại thay thuốc nhỉ” nghi ngờ ngay và luôn. Anh nói trong tre có chất làm cho hệ tiêu hóa của dúi không bị tiêu chảy và có thể cho ăn từ 2 đến 3 ngày liên tục là khỏi.
Nghe cũng lạ mà người nuôi trước truyền kinh nghiệm lại mà làm theo xem sao biết đâu lại được thì mừng chứ. Tôi làm theo lời của anh và rồi … ta đa … dúi hết bệnh, ăn uống (à mà không dúi không uống nước) khỏe mạnh lại.
Bạn đoán được là gì không? …haha. Thời kỳ sinh sản của dúi cũng đến. Biết sao tôi biết không người bán có nói dúi thường đến trong lượng 800gr – 1kg là có thể phối được và cứ thế mà bắt con đực bỏ vào con cái nếu có có phát ra tiếng gọi bạn tình và gù nhau là ok.
Tôi bắt con đực bỏ vào ô con cái đang ở và thấy chúng nó âu yếm nhau và rồi … đã được… tôi nghĩ là chắc đợt này sẽ có mấy bé dúi bé bé xinh xinh đây.
Và tôi thấy chúng nó giao phối vậy nghĩ là chắc được rồi, tôi bắt ra sợ con đực quần con cái quá nó mệt và rồi chờ 45 ngày theo như người ta nói dúi mang bầu 45 ngày sẻ sinh.
Và rồi tôi đợt 50 đến 60 ngày luôn mà không thấy sinh nở gì cả … (thấy số tôi nhọ chưa)… và nghĩ trong đầu chắc ông bán này lại lừa mình, điện thoại cho ông ta với giọng khó chịu tôi hỏi “sao em bỏ vào thấy nó giao phối với nhau nhiều lần vậy sao không đẻ? Dúi anh bán cho em là dúi gì thế có phải dúi lô không?”, anh chủ trang trại ấy nhẹ nhàng hỏi tôi (người có kinh nghiệm nuôi có khác) “em bỏ dúi giao phối bao lâu em bắt ra?”
Thì có sao tôi nói vậy “em bỏ vào 2 ngày thấy tụi nó quá chừng nên em bắt ra sợ dúi cái mệt, mất sức”. Và đây là lý do đây các bạn à. Anh nói “em bỏ vào mặt dù em thấy giao phối vậy chưa chắc là có bầu đâu tốt nhất là để 10 -15 ngày đến lúc bụng dúi cái to rồi hãy bắt ra”, tôi biết được do mình hơi non chưa có kinh nghiệm nên giờ phải cho dúi giao phối lại từ đầu.
Và rồi được thông não bớt ngu lần này tôi nghĩ phải phối để cho lâu lâu mới được. Lần nữa tôi bắt con đực khác bỏ vào con cái này ĐIỀU BẤT NGỜ xảy đến … chu choa… 2 con bay vào cắn nhau quá chừng con cái không chịu con đực, cắn nhau đế nỗi chảy máu búa lua xua.
Vết thâm tím - Dúi cắn nhau
Tôi cũng sợ quá bèn tách 2 con ra ngay. Và lần này cũng điện thoại cho “ÔNG BỤT” (anh chủ trại dúi đấy), anh nói “ dúi cắn như vậy em thấy, bắt ra là còn may mắn có nhiều lần anh không để ý để tụi nó cắn nhau đến chết” tôi nghe kinh hết cả người. Anh nói nếu cắn quá thì để 1 2 ngày sau rồi thả, hay là bỏ con dúi đực vào lồng chuột bỏ trong chuồng dúi cái và để 1 2 ngày nó quen hơi thì mở ra nó không cắn nhau rồi chúng nó quen sẽ giao phối, đừng nản lòng.
Tôi làm theo y chan luôn đấy … lần vâng lời nhất từ xưa đến giờ. Và rồi 2 anh chị dúi này không cắn nhau và sống chung và giao phối. Tôi vui thầm. Không thất bại nữa đâu.
Và rồi kết quả dần hiện ra như là đầu tư có lợi nhuận. Bụng con dúi cái cũng to dần theo năm tháng …haha… tôi thấy vậy mừng và bắt con đực ra để cho con cái ở một mình yên tĩnh. Đếm cũng hơi lố 45 ngày 1 chút (chắc do tôi đếm nhầm).
Sau chuỗi ngày dài ấy Ôi! Chao 2 thiên thần dúi đã ra đời. Niềm vui tôi không biết tả sao nữa, như là vợ mình mới hạ sinh đứa con đầu lòng, tự hào khó tả xiếc.
Tôi sẽ giải thích tại sao có khăn ở nơi 2 con dúi con ở phần dưới
Trong đầu ngập tràng hy vọng, bao nhiêu trông chờ cuối cùng cũng đã được đền đáp. Món quà vô quá.
Vì sao tôi biết dúi đẻ ư? Đơn giản thôi bước vào chuồng thì nghe dúi con kêu chít chít và nghi nghi, và lú đầu vô nhìn thì ra là con dúi mẹ đang đẻ và đang bắt đầu hạ sanh con thứ 2. Thấy vậy tôi sợ làm động nó lên bẻn lẻn đi ra khỏi chuồng trong sung sướng.
Ra ngoài một lúc cả 1 tiếng đồng đồ, lòng cứ bồi làm sao á. Quyết định lén lén đi vào xem xem 2 con dúi con xinh tươi đến mức nào …
Nhìn vô chuồng 2 con dúi con ĐÃ BIẾN MẤT, thấy con dúi mẹ nằm cong cong tôi cứ nghĩ là chắc nó che con nó lại, tôi lấy nhánh tre nhỏ đụng đụng nó cho nó xích ra và nhìn thử dúi con xem thế nào và cuối cùng… cũng không thấy. Bạn nghe lạ không?. Đến đây nếu như ai đã từng nuôi dúi rồi thì chắc chắn sẽ biết lý do tại sao. Thôi thì tôi cũng tiết lộ trong đau buồn rằng “dúi mẹ ăn thịt dúi con”.
Nghe đến đây nhiều người mới tìm hiểu về dúi thì nói rằng sao nó dã mang quá lại ăn thịt cả đứa con ruột của mình. NHƯNG không phải nó dã mang đâu bạn à. Lý do là nó sợ, chưa quen nơi ở hay chuồng trại, con người … cho nên mới có thảm cảnh này. Tập tính của nó là động vật gặm nhấm sống trong hang cho nên trong môi trường nuôi nhốt nó khá là sợ và hay thụt lùi về sau, khi có mối đe dọa cho nên lúc sợ thì thụt lùi, bất ngờ có con dúi con chui vào người mẹ bú nó hết hồn và thế là cắn cho 1 phát. Mà bạn biết đấy răng dúi thì đâu có vừa, vừa to vừa khỏe, 4 cái răng có thể cắn cả thế giới. Bị dúi mẹ cắn dúi con nào sống cho nổi và rồi cắn chết con con.
Tiếp đến lý giải tại sao đã cắn chết rồi thôi vì cớ làm sao lại còn ăn thịt, tôi lý giải cũng không nổi luôn. Chỉ có những thông tin chia sẻ từ nhiều người nuôi kinh nghiệm là “dúi mẹ lúc đẻ con bị mất sức, mất máu nhiều cho nên lúc nuôi dúi mẹ đẻ ta có thể bỏ thêm vài con giun, con dế để dúi mẹ ăn lấy lại sức và nếu như nó ăn thịt con thì cũng là do nó thiếu sức, thiếu máu và rồi đứa con nhỏ trở thành miếng mồi sau khi đã chết”.
Bạn biết tôi làm gì sau đó không? Điện thoại “ÔNG BỤT” - hỏi là điều chắc chắn rồi, sau khi được giải ngố thì… buồn cả ngày. Lại bị xì trét, lại suy nghĩ tiêu cực. Nhưng cố gắng lấy lại tinh thần rồi 1 tuần sau thì cặp dúi tiếp theo đẻ tôi cũng canh dữ lắm lần này nó đẻ ra con con tôi nhắc ghế vô ngồi kế bên luôn nếu nó có biểu hiện nào bạo lực là tôi can thiệp ngay tức thì.
Và cũng may là ca sinh nở diễn ra tốt đẹp và rồi tôi thấy dúi con chui chui vào bụng mẹ nó và mẹ nó ko sợ và cắn … haiz… “bao nhiêu đây khó khăn chắc đủ rồi chứ?” tôi nghỉ thầm.
Ngày thứ 1 trôi qua tuyệt vời, ngày thứ 2 cũng vậy, đố bạn ngày thứ 3 có xảy ra chuyện không … vẫn tuyệt vời.
Đến ngày thứ 4 thì những ngày đen thui bắt đầu hiện lên đây. Dúi mẹ hạ sinh được 2 con và 1 con dúi con bổng dưng lăn đùng ra chết không hiểu tại sao. Lần này không hề bị con dúi mẹ cắn gì hết cả. Tôi lấy làm lạ nên cầu cứu “ÔNG BỤT” ông nói chắc là do dúi mẹ không cho dúi con bú và nó sợ hay chạy lanh quanh chuồng và không úm dúi con.
Và rồi sau cuộc nói chuyện buồn hiu ấy tôi cũng nghi con dúi con còn lại sẻ gặp chuyện chẳn lành. Ngày thứ 5 đến và như mọi khi bước ra chuồng dúi và không còn nghe tiếng dúi con như ngày hôm trước và tôi cũng hiểu mọi chuyện.
Không những buồn khi thấy dúi con không còn mà còn buồn cho số phận hẫm hiu của mình sao mà nhiều khó khăn thế.
Nãn quá tôi từ bỏ … không nuôi nữa…
Tiếp tục làm công việc làm công ăn lương của mình, và mấy con còn lại tôi để cho ba mẹ nuôi giúp 2 người thấy tôi vậy cũng buồn cho tôi.
Sau đó gần 2 tháng từ lúc dúi con bị chết do dúi mẹ không cho bú thì lần này được tin vui tiếp, là lần này dúi lại đẻ, tôi vừa mừng vừa lo, chắc bạn cũng biết tại sao tôi lo rồi.
Lần vừa đẻ con thì ba mẹ tôi bắt ra ngoài và mua SỮA BÒ về cho dúi con bú. Nghe lạ chưa? nuôi sữa bò mà thành công chắc sau nàu con dúi lớn lên to bằng con bò ^^.
Và bắt dúi con ra nuôi riêng luôn, thì bạn cũng biết rồi người khác nuôi làm sao tốt bằng mẹ ruột được, ban đêm hễ mà nó la là phải bò dậy cho nó uống sữa (khổ lắm luôn). NHƯNG vài ngày sau thì tụi nó cũng chết do là tôi không giữ ấm cho em nó đúng cách.
Sau lần đó thì tôi cũng đắn đo suy nghĩ nên tiếp tục hay ngừng luôn “ba mày tin mày, má mày tin mày, bạn bè mày tin mày …” nên tôi quyết hết chí làm lại nuôi tiếp và lần này cũng làm đúng các quy trình nuôi lúc đầu né những vết xe đỗ đã qua và thành quả cuối cũng cũng đã mĩm cười với tôi, với những thất bại đến bước dúi mẹ đẻ dúi con nuôi không được thì đây tôi đã nuôi thành công được 2 con dúi trưởng thành đến to đùng.
Một điều quên bật mí cho các bạn ở phần 1 tôi có đề cặp đến cái chuồng bằng tôn và có nói nó sẻ là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của con dúi. Và đây là lý do: “thường thì dúi trong môi trường tự nhiên sống dưới lòng đất nhiệt độ rất mát và khi trong quá trình nuôi nhốt mà chuồng bằng tôn thì khá là nóng cho nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến con dúi sinh sống” đây là lý do quan trọng bạn nên lưu ý.
Trên đây là những khó khăn liên tiếp mà tôi phải trải qua trong quá trình chăn nuôi này và phần thứ 3 tôi tạm gọi là phần Nụ Cười Trên Môi sẽ đút kết những kinh nghiệm kèm theo những lời khuyên mang tính cá nhân và cóp nhặt từ những người có nghề để làm cho cái kết loạt bài chia sẻ này được lung linh nhất có thể.
Và đây cũng chính là lý do tại sao nội dung này được tôi ấp ủ và cho ra đời. Nói thì sợ bạn đọc chê, cười và nhiều cao thủ có kinh nghiệm nuôi nói rằng: “thằng ranh con láo toét kinh nghiệm còn chưa có mà bày đặt chia sẻ”. Và xin nêu rõ lại rằng bài viết này chỉ mang tính chất tâm sự việc nuôi dúi cho bạn đọc nào có nhu cầu tìm hiểu thôi hoàn toàn không có ý hơn thua bất cứ ai.
Haiz phân bua đến thế đủ rồi, giờ bắt tay vào câu chuyện thôi nào. À mà tiết lộ cho bạn đọc rằng phần tâm sự mỏng này không nằm gói gọn trong 1 phần mà đến … 3 phần lận đấy, nghe đến đây chắc phản ứng của nhiều bạn rằng cay mắt, ù tai, nãn chí … và đấy là lý do bạn không thể biết hết được “BÍ KÍP” của tôi chia sẻ là gì haha. Đừng lo nếu bạn lo lắng sợ mất mạch cảm xúc khi đang đọc thì tôi cũng có kèm đường link bài 2, bài 3 cho bạn thỏa sức mà lặn hụp trong mê cung từ ngữ này. Lần này là chính thức bắt đầu nha không lừa gạt gì đâu bạn. Dzô
Bạn biết ý tưởng từ đâu mà tôi lại bắt đầu biết đến con dúi và tìm hiểu nhiều thông tin về nó không nào? Một lý do rất buồn cười và thậm chí bạn có thể cười đến không ngậm được mồm khi tôi nói nó ra đây.
Một ngày đẹp trời như bao ngày đẹp trời khác sáng sớm đi dạo quanh mảnh sân vườn nhỏ nhà tôi để hít thở khí trời buổi sáng thì buỗng dưng đạp phải bãi c*c gà và rồi như in là một ngày không vui sắp đến.
Chắc bạn đang hỏi tại sao có c*c gà và thứ này có liên quan gì đến việc nuôi dúi … sàm… Không đâu nhé thật sự rất liên quan đấy vì đây cũng là những lý do mấu chốt mà khiến nuôi con dúi càng đặc biệt. Số là thế này nhà tôi có nuôi chừng 20 con gà và bạn cũng biết đấy c*c gà.
Thứ đấy thúi bể làng, bể xóm, mẹ tôi rất thường hay cằn nhằng rằng “Nuôi mấy con gà này làm chi để cho nó ị đầy nhà”. Và rồi lúc đó trong đầu tôi chợt suy nghĩ rằng “không biết có nuôi con nào mà ị không thúi không ta”. Và rồi … ta đa … tôi vẫn không tìm ra được con gì cả.
Tôi nhớ đến gần 1 tháng sau thì có một người anh là tài xế đi nhiều nơi và tình cờ trò chuyện mớ té ra một chuyện anh ta nhắc đến con dúi … kaka… tôi nghe lạ quá nên bay lên google tìm hiểu ngay và biết nó như thế nào.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi tôi xây chuồng xong. Đố bạn đấy … Còn gì khác nữa và việc “CHẠY NGAY ĐI” mua dúi về nuôi.
Một câu đố khác nữa cho các bạn.
Tôi có mua dúi ở chổ đầu tiên tôi đi xem không?
Có! Là suy nghĩ của bạn. Nhưng không là hành động của tôi. Chạy đi tìm nơi nào có giá phù hợp hơn vì lúc đấy tôi xây chuồng dúi xong cũng không còn bao nhiêu tiền trong túi cả cho nên phải tìm nơi cho hợp túi tiền eo hẹp của mình lúc đó.
Ta đa, và tôi cũng tìm được và tôi bắt đầu nuôi mới 3 cặp dúi, 3 đực 3 cái, bạn tin không trong khi đó tôi có 20 ô chuồng, tương quan lực lượng không xứng, nhưng thôi phải thế thôi, bắt đầu nhỏ biết đâu thành công to.
Đấy là cơ duyên đầu tiên của tôi khì mà bắt đầu duyên được bén với mấy con PET (thú cưng) này.
Tôi cá rằng đối với bạn đọc hay người mới tìm hiểu về việc nuôi dúi khi chúng tôi đưa ra thông tin về việc bạn nuôi dúi sẽ không thoát khỏi việc kiến bò vào chuồng dúi bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên. Và điều đầu tiên bạn suy nghĩ đến là làm cách nào để xua đuổi bọn kiến đáng ghét này ra khỏi chuồng dúi để dúi không bị tụi kiến này cắn cho sưng mình.
Bài viết chúng tôi đưa ra ở đây chắc chắn sẽ tiết lộ một số thông tin rất thú vị cho người bắt đầu tìm hiểu việc nuôi dúi. Bật mí một chút là nội dung sẽ cho bạn biết được mục đích của các con kiến đáng ghét kia là vào chuồng dúi để làm gì? Và có thực sự là dúi có bị kiến cắn đến chết không?
Đừng đổ lỗi rằng vì chuồng cũ kỹ cho nên kiến mới thuận tiện làm tổ và dễ dàng chui vào chuồng dúi . Thực sự rằng chuồng cũ hay chuồng mới gì cũng bị các con kiến này tấn công cả. Đến đây chắc bạn cũng khá tò mò rồi nào cùng đi vào nội dung chi tiết.
Như đã nói ở trên thì chuồng dúi mới hay cũ gì đều có thể bị kiến tấn công. Thông thường kiến sẽ đi theo từng đàn kéo nhau lũ lượt tấn công vào chuồng dúi. Hay xuất hiện nhất và vào các ngày nắng nóng hay là nguồn thức ăn của kiến bị cạn kiệt.
Chắc câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu của bạn là dúi có bị kiến bu cắn chết không thì chúng tôi xin chắc một điều rằng là không, chỉ có điều là bị dúi cắn mới chết thôi … đùa đấy. Chúng tôi cũng chia sẻ rất nhiều thông tin về dúi trong trang web Dúi Giống Dúi Thịt Miền Trung của mình nếu bạn đọc nào quan tâm thì hãy xem qua vì rất nhiều thông tin thú vị.
Đi thẳng vào vấn đề trả lời câu hỏi rằng kiến sẽ làm gì khi vào chuồng dúi trong khi chúng tôi đã nói rằng nó không cắn dúi. SỰ THẬT là mấy con kiến này chỉ vào chuồng dúi để tìm thức ăn thôi vì thức ăn của con dúi là tre, mía, khoai, ngô … và món mà mấy con kiến khoái nhất đó là mía. Thường thì kiến vào chủ yếu là để hút mật mía thôi chứ không hề cắn dúi. Và đồng thời loại kiến này cũng là loài kiến hiền không cắn đau.
2 loài kiến chính hay tấn công chuồng dúi là kiến kim đen, và kiến vàng nhỏ mấy chú này dường như là vô hại nên bạn đọc hay người mới bắt đầu nuôi an tâm.
Và nếu như bạn muốn tống khứ chúng đi và không muốn chúng bén mãn đến chuồng dúi của bạn một lần nào nữa thì chúng tôi cũng sẽ bày cho bạn một cách để xua đuổi bọn chúng đi. Chai thuốc xịt kiến, chắc không xa lạ gì đâu, cũng không tốn nhiều tiền bằng việc bạn bỏ ra để mua con dúi giống. Mách nhỏ với bạn đọc luôn thì chai thuốc xịt kiến này thông thường tầm hai mươi mấy ngàn VND thôi.
Cách sử dụng là bạn sẽ dùng chai thuốc này xịt trực tiếp vào con kiến chứ không phải con dúi nhé. Và nhớ là xịt ở phía ngoài khu chuồng trại của bạn thôi không được xịt trực tiếp vào ô chuồng mà con dúi đang ở. Nếu bạn tìm được ổ của đàn kiến thì mọi chuyện xem như kết thúc với mấy con kiến, còn không thì cứ xịt theo đường kiến bò là mọi chuyện sẽ được giải quyết.
Dúi thì tập tính sống khá là logic, và tại sao chúng tôi lại nói như vậy vì thông thường theo như quan sát trong quá trình nuôi dúi, hay dúi rừng thì nơi sinh hoạt của dúi thường được nó chia ra làm 3 nơi rõ ràng: một nơi để đồ ăn, nơi thì để chúng tiểu tiện và đại tiện, còn nơi thì để nghỉ ngơi và mấy con kiến hay nhắm vào góc hay để thức ăn. NHƯNG phần này mới vui đây tập tính dúi logic là như vậy nhưng có những con dúi đem đồ ăn cả vào góc ngủ của nó vì đơn giản là nó lười bò ra cho nên đó là lý do nhiều người sợ kiến cắn dúi vì nó bò gần lại sát con dúi.
Cộng thêm một thông tin thú vị rằng kiến muốn cắn dúi cũng không phải dễ vì 2 thứ vũ khí sống để chống lại mấy con kiến là bộ long rậm rạp của dúi, và lớp da của con dúi thì cực kỳ dầy nên người nuôi hãy yên tâm. Thời điểm duy nhất con kiến cắn con dúi là khi dúi bị chết thôi thì kiến sẽ bu vào còn bình thường thì không xảy ra tình trạng kiến cắn dúi.
Và đây bằng chứng sống đây video bên dưới sẽ cho các bạn thấy rõ thứ mà đàn kiến này chú tâm tấn công vào.
Dưới đây là một số hình ảnh về con dúi mà chúng tôi có dịp ghi nhận lại được là cũng may là những con dúi này không quá dữ vẫn cho người xem chụp hình. Sau đây là một số hình ảnh con dúi đẹp mang đến cho bạn đọc:
Bài viết này kể về một trải niệm của bản thân tôi khi có một chuyến đi từ TPHCM về Bến Tre để thu mua dúi cho một hộ gia đình đã nuôi dúi giống được 2 năm và bắt đầu có thành công nhất định về việc nuôi dúi giống, dúi thịt và phát triển đàn dúi mà chưa có đầu ra ổn định liện hệ cho tôi và nhờ thu mua giúp.
Nuôi dúi giống 2018
Trước ngày tôi có chuyến đi ấy thì trước đó có một người thanh niên (tên gọi là Nam) cũng liên hệ cho tôi trước tiên là cũng tham khảo giá thị trường hiện tại ra sao và bạn này cũng nói chia sẽ những tâm sự của Nam cho tôi và biết được 1 điều là ở nhà Nam hiện tại cũng nuôi thành công chuồng dúi trên dưới 100 con dúi giống và đâu đó dúi thịt cũng gần 30 con.
Nghe vậy lúc đầu tôi cũng chưa thật sự tin lắm nhưng A cũng chụp hình chuồng trại cho xem thì cũng rất là ổn nên tôi quyết định đi về Bến Tre một chuyến tôi nghĩ đây như là 1 chuyến đi chơi vậy vì lâu rồi chưa được đi Bến Tre sẵn 1 công 2 việc luôn.
Sáng hôm đó tôi nhớ là ngày Chủ Nhật, tôi khởi hành từ TPHCM đi lúc 6h00 sáng dự định đi sớm cho trời mát tận hưởng được nhiều hơn chuyến hành trình của tôi, và cũng không quên 1 điều rằng liên hệ với Nam dưới Bến Tre tiện thể mua giúp đặt mua vài cái lồng chuột để đựng con dúi trên đường vận chuyển.
Bệnh thường gặp của dúi và Đặc điểm xây chuồng nuôi dúi
Sau gần 2 tiếng 30 phút chạy xe máy thì cuối cùng tôi cũng đến được trại dúi của bạn ấy. Chuồng dúi khá rộng, tôi rất là háo hức vừa tắt máy xe, đá chóng xuống là đã nghe từ xe tiếng của con dúi đang ăn tre nghe rất là quen tai (Xoạt xoạt). Tôi liền bảo Nam dắt tôi vào chuồng dúi để xem và tham quan ngay.
Chuồng nuôi dúi
Vào bên trong chuồng trước tiên cảm nhận là chuồng dúi khá là tối vì động vật gặm nhấm rất ít khi tiếp xúc trực tiếp với anh sáng ban ngày, hơn nữa mắt dúi khá yếu cho nên ánh sáng chiếu vào nhiều quá sẽ làm dúi bị bệnh đau mắt.
Cảm nhận tiếp theo là chuồng dúi không hề hôi hay có mùi khó chịu như chuột, và cũng có một ít muỗi bay vo ve xung quanh vì không gian khá tối. Tôi bảo muốn xem mấy con dúi có tốt không, Nam liền lấy đèn pin bật sáng dắt tôi vào xem.
Mô hình chuồng nuôi dúi của Nam đang nuôi thì hiện tại xây gần giống như chuồng heo ngăn nhỏ ra mỗi ô vào khoảng 50cm vuông và cao khoảng 70cm vuông ở trên chuồng còn có cả 1 giàn lưới sắt che lại.
Tôi lấy làm lạ liền hỏi thì Nam chia sẻ “Hôm trước có mấy con đùa phân lên thành đống rồi trốn thoát cho nên nhà phải đậy lại”. Tôi đi hết 1 vòng tham quan chuồng thì ước tính được trại đang nuôi khoảng 100 con dúi tính cả dúi giống lẫn dúi thịt. Nam với tôi rằng lúc đầu nuôi thì nhà cũng không biết nhiều về con dúi này, và được một người quen ở trên Bảo Lộc cho mang về nuôi lúc đầu cũng không phải là dúi nuôi mà là dúi rừng về thuần chủng được khoảng 4 -5 tháng thì nó đẻ lứa đầu được khoảng 2 con con và gia đình thấy thế thích và nuôi đến thời điểm hiện tại.
Dúi con
Dúi sinh sản và Cách hạn chế cắn dúi con
Nhà Nam nuôi thì cũng được 2 năm cũng trải qua nhiều cung bật cảm xúc khác nhau khi nuôi con vật này, Nam kể có lần chuồng còn nhỏ chưa có mở rộng lúc đó nhốt chung nhiều con dúi lớn với nhau chờ xây chuồng mới thì 1 đêm tới sáng ra thăm chuồng dúi thì thấy bọn nó cắn nhau con đến chết hết 4 con và sau lần đó nhà Nam rút kinh nghiệm hạn chế nhốt chung 1 lần quá nhiều dúi.
Một kinh nghiệm xương máu nữa là lúc dúi cái sinh sản không biết lúc đầu thấy thích quá nên hay ra mở chuồng ra xem thì làm con dúi mẹ sợ và nó đạp chết con cho nên ba Nam nói dúi đẻ từ 3 -5 ngày đừng làm động đến dúi cái.
Nhà Nam rất là mến khách buổi trưa còn mời tôi lại để ăn cơm trưa với gia đình. Trong buổi cơm ngồi ăn tâm sự thì được biết là nhà Nam là nhà có truyền thống gần 20 năm làm nghề nuôi ong để lấy mật ong nguyên chất, về sau khi được người quen cho dúi rừng về nuôi thành công cho nên phát triển thêm nghề nuôi dúi là nghề tay trái của gia đình và nó cũng mang lại giá trị kinh tế cao.
Sau buổi cơm thân mật ấy đến khoảng 14 giờ chiều tôi mua vài cặp dúi giống và về lại TPHCM chuyến đi này thật sự rất bổ ích và biết được thêm nhiều kinh nghiệm chia sẻ từ người nuôi dúi.
*Thật sự nhiều người vẫn đang tìm hiểu và nghi ngờ liệu không biết có nên nuôi con dúi này không hay sợ đầu ra cho con dúi không có tốt không thì ở nội dung bài viết bên trên có thể phần nào giúp người đang nuôi và người sắp nuôi cũng yên tâm để phát trển mô hình chăn nuôi con dúi.
Con dúi! Bạn đã biết đến con vật này chưa chắc hẳn điều đầu tiên cho người mới quan tâm câu hỏi đầu tiên là “Con dúi là con gì” kế đến nhu cầu của người đã biết đến con vật này là “mua dúi giống, dúi thịt ở đâu” và điều quan trọng hơn cả là “giá mua bán dúi giống dúi thịt hiện nay” diễn biến như thế nào và đầu ra cho con dúi ra sao?
Dựa trên bài viết tổng hợp dưới đây tôi sẽ phần nào cung cấp cho mọi người quan tâm có một cái nhìn khái quát nhất về việc chăn nuôi dúi làm giàu đối với người nào có tâm huyết với con vật này:
Giá mua bán dúi giống dúi thịt trên thị trường hiện nay 2018
Sơ lược qua một chút về thị trường giá mua bán dúi giống dúi thịt 2017
Giá dúi thịt 2017
Vừa qua giá bán ở mỗi nơi đều khác nhau nhưng nhìn chung mức giá giao động trong khoảng 550-650k/1kg ở nhiều nơi giá này được người nuôi bán và giữ cho đến hết năm.
Còn dúi rừng hiện nay không còn được khai thác nhiều cho nên giá thịt dúi rừng cũng rất khó để dự đoán được.
Giá dúi giống 2017
Dúi giống thì cách bán của nhiều người nuôi cơ bán khách dúi thịt thông thường dúi giống được bán theo cặp và được bán từ lúc khoảng 3 tháng trở lên giá thường giao động khác cao từ 700k – 1500k cặp (giá này đặc biệt tôi tìm hiểu được đây là giá bán ở các thành phố lớn)
Một vài nhận định nhỏ của tôi về giá con dúi năm 2018. Theo tôi giá sẽ không thay đổi nhiều thậm chí do nhu cầu người mua tăng cao giá có thể đươc tăng thêm từ 10-15% tùy theo nhu cầu thị trường. Con vật này từ lúc tôi tìm hiểu và bắt đầu chăn nuôi đến giờ thì để ý rằng giá con vật này chưa thấy giảm bao giờ cùng lắm là nằm đúng mức giá ấy trong vài tháng liền.
Con dúi là con gì? dúi giống và dúi thịt
Con Dúi rừng còn có tên gọi khác nữa là (con chuột dúi) có tên tiếng anh là Bamboo Rat (còn tên khoa học các bạn có thể lên wiki tìm thì ra thông tin )là loài động vật gặp nhấm nuôi rất đơn giản và mạng lại giá trị kinh tế tốt.
Có 3 loại dúi phổ biến:
Dúi má đào (dúi Lào): cũng có nuôi nhốt tại Việt Nam nhưng đa phần dúi này ở gần biên giới Lào nhiều cho nên người ta gọi là dúi Lào
Dúi trắng: thì đây không phải là 1 giống riêng biệt thỉnh thoảng dúi mốc nuôi sẽ đẻ và lair a 1 con dúi trắng và trường hợp này khá hiếm
Dúi mốc lớn
Dúi mốc lớn: loại này được nuôi phổ biến nhất ở Việt Nam
Con dúi thông thường nặng từ 1kg đến 3kg. Dúi mốc thì nặng khoảng 1kg-1,5kg còn dúi má đào thì nặng hơn gần 3kg có khi còn nặng hơn.
Vì sao nhiều người hay gọi là dúi giống hay dúi thịt chắc bạn đọc qua cũng đã hiểu. Thỉnh thoảng nhiều người bán còn gọi dúi thịt là dúi thương phẩm. Người nuôi dúi giống khi chăm sóc đôi khi cũng hay bị dúi cắn và cũng sợ không biết nên làm gì, tôi chia sẻ bài biết BỊ DÚI CĂN CÓ SAO KHÔNG giúp người nuôi có thêm kiến thức trang bị cho tôi mỗi khi không may bị dúi cắn.
Và có một câu hỏi nữa chắc bạn cũng quan tâm khi bắt đầu nuôi dúi không biết thức ăn chính của dúi là gì và con dúi có uống nước không xem tại đây CON DÚI CÓ UỐNG NƯỚC KHÔNG
Mua dúi giống dúi thịt ở đâu
Dưới đây là một số thông tin tôi tự tìm hiểu và tổng hợp lại và kinh nghiệm bản thân đi từng trại để tìm hiểu chia sẻ cùng bạn đọc:
Mua dúi giống dúi thịt ở tphcm, đồng nai, bình dương, miền nam
Trại dúi Mai Quan (TPHCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai) (0961 248 195)
Trai dúi anh Khôi (Đồng Nai)
Trại dúi Thanh Long (Thủ Đức)
Mua dúi giống dúi thịt ở Hà Nội, miền bắc…
Trại dúi Triệu Sơn ở Triệu Sơn, Thanh Hóa
Trại dúi anh Phương ở Tam Hồng, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Trang trại dúi giống Bác Quỳ ở Thanh Sơn, Phú Thọ
Mua dúi giống dúi thịt ở Quảng Nam, Đà Nẵng, miền trung
Đang cập nhật …
Mua dúi giống dúi thịt ở Tây Nguyên, Daklak, bảo lộc
Đang cập nhật …
Nếu có khó khăn gì trong việc liên hệ các trại trên thì cứ liên hệ với tôi để hỗ trợ trực tiếp cho bạn.
Dúi là một loài gặm nhắm dễ nuôi dưỡng chăm sóc cho nên hiện nay rất nhiều người tìm hiểu thông tin để tiến hành chăn nuôi thử con vật này trong quá trình bắt đầu nuôi ngoài việc tìm hiểu chuồng trại đặc tính con dúi và có một điều khá thú vị nữa mà người mới nuôi hay người đang tìm hiểu con vật này hay đặt ra câu hỏi đó là “Con dúi có uống nước không?” "Nuôi dúi có cho uống nước không?"và bài viết tôi chia sẻ cùng mọi người kinh nghiệm nuôi dúi của bản thân:
Nuôi dúi có uống nước không?
Dúi có uống nước không thì tôi cũng giải đáp thắc mắc dựa trên kinh nghiệm của bản thân là CÓ. Thật sự nhiều người nghĩ rằng thức ăn chính của dúi là mía cho nên không cần thiết phải cho uống nước chỉ cần ăn thế là đủ, nhưng thật sự dúi có uống nước nếu như bạn cho nó uống. Không tin thì bạn chứ cho nó uống thử.
Mình cũng hay cho nó uống nước 1 tuần khoảng 2 lần chủ yếu là nước muối (chắc mọi người thấy lạ lạ tại sao không phải nước thường mà là nước muối), thú thật là dúi rất thích nước muối bạn cứ sử dụng ống xi lanh bơm nước muối vào cho nước từ ống xi lanh nhỉ ít ít vào lổ mũi nó hay xịt nhẹ vô miệng nó là nó sẽ uống và chú ý coi chừng nó cắn cái ống chạy đi mất.
Công dụng: của việc cho dúi uống nước muối là chủ yếu bổ sung thêm chất khoáng cho dúi nhằm tạo thêm sức đề kháng cho dúi nhất là những con dúi đến lúc gần đẻ thì rất cần bổ sung chất này, nếu như ở ngoài tự nhiên thì dúi có thể tự đi tìm thức ăn hay nước uống phù hợp để bổ sung.
Một điều nữa tôi hay được nghe bà con hay chia sẻ nuôi dúi thì thích thật nhưng không biết có đầu cho con dúi hay không? Và từ đó mang tâm lý e ngại khi nuôi con vật nuôi này. Đôi điều chia sẻ cùng người nuôi thì hiện tại tôi cũng không giỏi gian hay giàu có gì nhưng để giúp bà con tìm đầu ra cho con dúi thì tôi cũng có thu mua dúi giống và dúi thịt, về phần giá cả thì chắc phải nói chuyện điện thoại chia sẻ thêm thông tin thị trường với người nuôi mới biết được giá chính xác.
Mong thông tin chia sẽ về con dúi có uống nước hay không? Bên trên cũng phần nào bổ sung thêm kiến thức cho người nuôi, nếu muốn liên hệ với tôi để có thêm thông tin hay tìm đầu ra cho con dúi thì người nuôi liên hệ:
Bán dúi giống dúi thịt ở Tiền Giang và các tỉnh miền Tây
Gần đây có khá nhiều bà con liên hệ và đặt câu hỏi cho tôi là có biết ở đâu bán dúi giống dúi thịt ở Tiền Giang không? Hay là nơi nào bán dúi giống dúi thịt ở miền tây. Thì nay tôi viết bài viết này nhằm cung cấp thêm một số thông tin dựa trên kinh nghiệm bản thân có nuôi và tìm hiểu các nơi tại Tiền Giang và và các tỉnh thành lân cận miền tây có cung cấp dúi giống dúi thịt cho người mua:
Bán dúi giống dúi thịt ở Tiền Giang
Dúi giống ở TPHCM: Dúi giống Dúi thịt TPHCM
Dúi giống ở Long An: Cung cấp dúi giống, dúi thịt Tuấn Quang
Dúi Giống ở Bình Chánh: Trại dúi Bình Chánh
Dúi giống ở Tiền Giang: Trại dúi Mai Quân
Theo tìm hiểu của tôi thì các trại dúi tôi biết nêu trên đều có thể cung cấp cho người nuôi ngay khi họ có nhu cầu và nếu bà con nuôi là lo lắng về đầu ra cho con dúi, không biết là có người mua hay bán lại cho ai được thì thông thường các trại dúi đều thu mua dúi thịt, dúi giống lại cho người nuôi với giá tốt và phù hợp với thị trường vào thời điểm bán.
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho người nuôi hy vọng là sẽ giúp được cho người có nhu cầu về dúi giống hoặc dúi thịt hay mua thịt dúi
Mọi người muốn chia sẽ thêm thông tin về dúi kinh nghiệm hay những khó khăn trong quá trình nuôi xin liên hệ với tôi qua địa chỉ.
Điều cần chú ý là phải phân chuồng ra theo từng ô nhỏ với kích thước chuồng nuôi dúi tối thiểu 50x50cm vuông để nhằm thả dúi theo từng cặp và dễ dàng kiểm soát thời điểm giao phối
Có thể trong 1 ô thả 2-3 cái cho con đực thực hiện giao phối khi đến thời điểm dúi động đực.
Chuồng nuôi dúi cái đẻ sau giao phối thì nên tạo một cái hang bằng gạch men để cho dúi cái vào đó sinh sản và ẩn náu tránh dúi sợ cắn chết con con.
Thời gian phối giống tốt nhất nên nhốt dúi cái chung dúi đực cho đến khi nào 2 con tự động nằm xe nhau hay con cái dí cắn con đực thì dúi đã phối thành công đây cũng là 1 cách nữa để nhận biết dúi mang thai
Con dúi động dục, mang thai, sinh sản
2. Cách chọn dúi giống đực, cái
Dúi giống đực thì rất dễ nhận biết khi cằm đuôi dúi lên sẽ thấy 2 hòn dái to tròn tay chân cứng cáp.
Dúi giống cái thì có hai hàng vú 2 bên và gần nách 2 chân trước cũng có 2 vú nhỏ ở đó.
3. Cách nhận biết dúi động đực
Từ lúc đẻ ra đến khi dúi cái động đực lần đầu là 6 tháng, tới khi dúi cái đẻ được là 8 tháng tuổi. Nếu nuôi sinh sản trọng lượng khoảng 0,5 – 06 kg dúi đã đẻ được
Dúi cái động dục có biểu hiện ăn ít, sục sạo tìm đực, bộ phận sinh dục có màu hồng
Nếu bắt dúi cái bỏ sang ô dúi đực, dúi cái phát ra tiếng gọi đực đặc trưng.
Dúi cái động dục thường chủ động tiến lên phía trước mặt dúi đực nùi đít vào trước mặt dúi đực để được giao phối, đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người mới chăn nuôi dúi lần đầu.
4. Kỹ thuật ghép dúi đực với dúi cái
Khi thả ghép đôi thả dúi cái từ từ ở góc xa với dúi đực để tránh cắn nhau. Đồng thời quan sát dúi không cắn nhau thì tốt, nếu cắn nhau thì thay con khác. Cũng có trường hợp dúi cái động dục khi ghép đôi vẫn đẩy nhau ra kịch liệt, như kiểu không thể ở với nhau được, nhưng chỉ một lúc là chúng lại thân thiện và giao phối luôn.
5. Kỹ thuật cho dúi giao phối
Giao phối: Dúi đực và dúi cái giao phối liên tục cường độ từ 1,5 – 2 phút lại một lần giao phối. Khi giao phối dúi cái thường cong đuôi lên. Khi giao phối xong cả 2 con đều cúi xuống liếm bộ phận sinh dục thì pha giao phối đó có kết quả, còn nếu chỉ có con đực cúi xuống niếm bộ phận sinh dục thì pha giao phối đó không có kết quả.
Đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 khi đã giao phối thành công thì tách dúi cái lên ô tổ đẻ, để dúi đực nghỉ ngơi 3 – 5 ngày tiếp tục cho giao phối dúi cái khác.
6. Trường hợp không biết dúi động dục
Trường hợp không biết dúi cái động dục ngày vào nào thì có thể bắt dúi cái lần lượt luân chuyển bỏ vào ô dúi đực con nào động dục thì nó tự cặp luôn với dúi đực, con nào không động dục, dúi đực đòi giao phối là dúi cái đẩy ra. Thường xuyên thay đổi dúi cái với dúi đực để có sự mới lạ.
7. Những biểu hiện sau khi dúi đã được giao phối
Những biểu hiện sau khi dúi cái đã được giao phối thành công: Sau 2 – 3 ngày sau khi phối giống thành công nếu dúi đực còn đòi giao phối là lập tức dúi cái đẩy dúi đực ra và quay lại cắn dúi đực.
Dúi mang thai bao nhiêu ngày: Từ ngày phối giống thành công đến ngày đẻ là 45 ngày (mang thai 45 ngày có thể lâu hơn đến 60 ngày).
8. Dúi con
Dúi con mới đẻ ra có màu đỏ, không có lông, Không mở mắt, đủ 25 ngày thì dúi mở mắt và mọc long sau 3-5 ngày sau khi đẻ, được 30-45 ngày là dúi con ăn được vật cứng như mía và tre, đủ 45 ngày thì có thể tách con khỏi mẹ (nếu không tách mẹ cứ để mẹ nuôi con thì dúi mẹ nuôi con 3 đến 4 tháng).
Khi đẻ ra dúi con thường kêu chí chí, khi bú mẹ thường nằm ngửa lên bú mẹ, 4 chân chới với lên trên, kêu chi chí.
Trường hợp dúi mẹ đẻ trong tổ đẻ không có rác hoặc rơm làm tổ thì ta bổ xung rác mềm (vò ra cho mềm) bỏ vào trong tổ dúi mẹ dùng rác đó bệ tổ nuôi con.
9. Vệ sinh chuồng dúi
Chuồng trai nên xây ở nơi thoáng mát và ít tiếng ồn
Khi thấy dúi ị nhiều thì nên hốt chuồng nhưng lưu ý đừng nên hốt quá sạch cứ để lại 1 ít phân để dúi có đi tè thì sẽ thấm vào phần phân đó và giảm mùi khó chịu cho chuồng dúi.
Mọi người muốn chia sẽ thêm thông tin về dúi kinh nghiệm hay những khó khăn trong quá trình nuôi xin liên hệ với tôi qua địa chỉ.