Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Sự Thật Chưa Kể Của Người Nuôi Dúi Giống

Bài viết này kể về một trải niệm của bản thân tôi khi có một chuyến đi từ TPHCM về Bến Tre để thu mua dúi cho một hộ gia đình đã nuôi dúi giống được 2 năm và bắt đầu có thành công nhất định về việc nuôi dúi giống, dúi thịt và phát triển đàn dúi mà chưa có đầu ra ổn định liện hệ cho tôi và nhờ thu mua giúp.

Nuôi dúi giống 2018


Trước ngày tôi có chuyến đi ấy thì trước đó có một người thanh niên (tên gọi là Nam) cũng liên hệ cho tôi trước tiên là cũng tham khảo giá thị trường hiện tại ra sao và bạn này cũng nói chia sẽ những tâm sự của Nam cho tôi và biết được 1 điều là ở nhà Nam hiện tại cũng nuôi thành công chuồng dúi trên dưới 100 con dúi giống và đâu đó dúi thịt cũng gần 30 con.

Nghe vậy lúc đầu tôi cũng chưa thật sự tin lắm nhưng A cũng chụp hình chuồng trại cho xem thì cũng rất là ổn nên tôi quyết định đi về Bến Tre một chuyến tôi nghĩ đây như là 1 chuyến đi chơi vậy vì lâu rồi chưa được đi Bến Tre sẵn 1 công 2 việc luôn.

Sáng hôm đó tôi nhớ là ngày Chủ Nhật, tôi khởi hành từ TPHCM đi lúc 6h00 sáng dự định đi sớm cho trời mát tận hưởng được nhiều hơn chuyến hành trình của tôi, và cũng không quên 1 điều rằng liên hệ với Nam dưới Bến Tre tiện thể mua giúp đặt mua vài cái lồng chuột để đựng con dúi trên đường vận chuyển.

Bệnh thường gặp của dúi và Đặc điểm xây chuồng nuôi dúi

Sau gần 2 tiếng 30 phút chạy xe máy thì cuối cùng tôi cũng đến được trại dúi của bạn ấy. Chuồng dúi khá rộng, tôi rất là háo hức vừa tắt máy xe, đá chóng xuống là đã nghe từ xe tiếng của con dúi đang ăn tre nghe rất là quen tai (Xoạt xoạt). Tôi liền bảo Nam dắt tôi vào chuồng dúi để xem và tham quan ngay.

Chuồng nuôi dúi


Vào bên trong chuồng trước tiên cảm nhận là chuồng dúi khá là tối vì động vật gặm nhấm rất ít khi tiếp xúc trực tiếp với anh sáng ban ngày, hơn nữa mắt dúi khá yếu cho nên ánh sáng chiếu vào nhiều quá sẽ làm dúi bị bệnh đau mắt
Cảm nhận tiếp theo là chuồng dúi không hề hôi hay có mùi khó chịu như chuột, và cũng có một ít muỗi bay vo ve xung quanh vì không gian khá tối. Tôi bảo muốn xem mấy con dúi có tốt không, Nam liền lấy đèn pin bật sáng dắt tôi vào xem.

Mô hình chuồng nuôi dúi của Nam đang nuôi thì hiện tại xây gần giống như chuồng heo ngăn nhỏ ra mỗi ô vào khoảng 50cm vuông và cao khoảng 70cm vuông ở trên chuồng còn có cả 1 giàn lưới sắt che lại. 

Tôi lấy làm lạ liền hỏi thì Nam chia sẻ “Hôm trước có mấy con đùa phân lên thành đống rồi trốn thoát cho nên nhà phải đậy lại”. Tôi đi hết 1 vòng tham quan chuồng thì ước tính được trại đang nuôi khoảng 100 con dúi tính cả dúi giống lẫn dúi thịt. Nam với tôi rằng lúc đầu nuôi thì nhà cũng không biết nhiều về con dúi này, và được một người quen ở trên Bảo Lộc cho mang về nuôi lúc đầu cũng không phải là dúi nuôi mà là dúi rừng về thuần chủng được khoảng 4 -5 tháng thì nó đẻ lứa đầu được khoảng 2 con con và gia đình thấy thế thích và nuôi đến thời điểm hiện tại.

Dúi con

Dúi sinh sản và Cách hạn chế cắn dúi con

Nhà Nam nuôi thì cũng được 2 năm cũng trải qua nhiều cung bật cảm xúc khác nhau khi nuôi con vật này, Nam kể có lần chuồng còn nhỏ chưa có mở rộng lúc đó nhốt chung nhiều con dúi lớn với nhau chờ xây chuồng mới thì 1 đêm tới sáng ra thăm chuồng dúi thì thấy bọn nó cắn nhau con đến chết hết 4 con và sau lần đó nhà Nam rút kinh nghiệm hạn chế nhốt chung 1 lần quá nhiều dúi.

Một kinh nghiệm xương máu nữa là lúc dúi cái sinh sản không biết lúc đầu thấy thích quá nên hay ra mở chuồng ra xem thì làm con dúi mẹ sợ và nó đạp chết con cho nên ba Nam nói dúi đẻ từ 3 -5 ngày đừng làm động đến dúi cái.

Nhà Nam rất là mến khách buổi trưa còn mời tôi lại để ăn cơm trưa với gia đình. Trong buổi cơm ngồi ăn tâm sự thì được biết là nhà Nam là nhà có truyền thống gần 20 năm làm nghề nuôi ong để lấy mật ong nguyên chất, về sau khi được người quen cho dúi rừng về nuôi thành công cho nên phát triển thêm nghề nuôi dúi là nghề tay trái của gia đình và nó cũng mang lại giá trị kinh tế cao.

Sau buổi cơm thân mật ấy đến khoảng 14 giờ chiều tôi mua vài cặp dúi giống và về lại TPHCM chuyến đi này thật sự rất bổ ích và biết được thêm nhiều kinh nghiệm chia sẻ từ người nuôi dúi.

*Thật sự nhiều người vẫn đang tìm hiểu và nghi ngờ liệu không biết có nên nuôi con dúi này không hay sợ đầu ra cho con dúi không có tốt không thì ở nội dung bài viết bên trên có thể phần nào giúp người đang nuôi và người sắp nuôi cũng yên tâm để phát trển mô hình chăn nuôi con dúi.


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét