Ở phần đầu tôi có chia sẻ về việc khởi đầu các manh mối khiến tôi có thể tìm ra được con dúi này để bắt đầu nuôi bạn có thể xem tại đây.
Và phần 2 này sẽ là những mạch cảm xúc lộn xộn lẫn nhau khiến cho các bạn có thể chùn bước khi đọc qua những khó khăn mà tôi đã gặp phải đấy nhé. Cảnh báo trước.
Dúi con - Graphic |
Quyết định nuôi con này hay không là ở bạn, ý định chính của tôi là chia sẻ những gì mà tôi đã trải qua và thấm thía biết nhường nào. Bị bệnh nói nhiều. Thôi vô nội dung chính nào.
3 cặp dúi tôi mua về nuôi như được kể ban đầu, đố bạn thành công không?
Chắc chắn rồi … từ KHÔNG to tướng đấy, thế là tiền vốn nuôi của tôi đã tạch rồi làm sao đây? Khi bắt làm nghĩ là sẽ làm cho những người xung quanh không chê mình tệ, và thấy được rằng tôi giờ đã khác mọi người hãy suy nghĩ lại.
Và rồi bạn đúng đấy tôi lại thua rồi, nuôi dúi, dúi chết tè le. Và rồi biết sao đây lỡ xây chuồng trại nuôi rồi mà giờ dúi chết không lẽ bỏ rồi làm việc gì về sau cũng như thế này thì không ổn.
Nên tôi đã quyết định giành ra tháng lương tiếp theo của mình, nhịn ăn, nhịn uống (hơi quá đấy), nhịn đi chơi để giành tiền và mua con giống tiếp tục và lần này nhất quyết phải nuôi cho bằng được mới thôi.
Và rồi lương tháng cũng về và các con dúi giống mới cũng về mặc dù có tâm trạng tiếc nuối vì … hết tiền. Nhưng không sao, tôi lần này để tiền mua tiếp 5 cặp và dường như thượng đế đã mĩm cười với tôi. Nuôi dúi không chết như lần đầu vì lần này tôi mua dúi nhỏ khoảng 4 tháng về nuôi và rồi từ từ dúi cũng quen, tôi nuôi dúi đến tháng thứ 7 luôn mà không chết 1 con nào.
Trong bụng vui thầm chắc okey rồi, như vầy là sẽ thành công (khứa khứa).
Nhưng chướng ngại lại bắt đầu xuất hiện. Dúi bệnh. Cái gì thế? Sao người ta nói con này đề kháng mạnh mà sao bệnh được? Bạn tin không, tôi thì không tin rồi đó. Bắt đầu có dấu hiệu của dúi ăn ít nè ha, rồi chuồng bắt đầu bốc mùi hơi thúi thúi ha, rồi dúi nhìn không khỏe ha. Tôi lại tiếp tục rơi vào xì chét lần 2.
Điều đầu tiên tôi làm là bốc máy lên điện ngay cho anh chủ trại dúi bán dúi cho mình và hỏi lý do tại sao lại có trường hợp như vậy và làm cách nào để chữa trị cho nó đây?
Cũng may là anh nhiệt tình hướng dẫn tôi. Kể cho bạn nghe nhé. Đầu tiên là anh hỏi tôi về tình trạng con dúi ở hiện tại ra sao? Tôi nói “nó ít ăn và chuồng hơi thúi thúi”, anh bảo bắt con dúi lên xem xem ở phần hậu môn có ướt ướt và có mùi thúi không.
Và như in chính là đít ướt và phân thúi. Phân không ở dạng viên như mọi khi. Và căn bệnh của nó được “bác sỹ dúi” chẩn đoán là bệnh tiêu chảy, tôi nhẹ người vì biết được lý do bệnh và điều khó khăn tiếp theo là chữa trị như thế nào đây. Anh nói thường thì có người sử dụng Smecta chia nhỏ ra để pha cho nó uống.
Dúi bị bệnh tiêu chảy |
Nếu như không muốn cho nó dùng thuốc thì có thể sử dụng tre thay thuốc. Tôi nghe lạ lạ, “mắc cái mớ gì mà tre lại thay thuốc nhỉ” nghi ngờ ngay và luôn. Anh nói trong tre có chất làm cho hệ tiêu hóa của dúi không bị tiêu chảy và có thể cho ăn từ 2 đến 3 ngày liên tục là khỏi.
Nghe cũng lạ mà người nuôi trước truyền kinh nghiệm lại mà làm theo xem sao biết đâu lại được thì mừng chứ. Tôi làm theo lời của anh và rồi … ta đa … dúi hết bệnh, ăn uống (à mà không dúi không uống nước) khỏe mạnh lại.
Tôi nhẹ cả người như là vượt qua được 1 thử thách khó khăn. Và điều gì đến cũng sẽ đến…
Bạn đoán được là gì không? …haha. Thời kỳ sinh sản của dúi cũng đến. Biết sao tôi biết không người bán có nói dúi thường đến trong lượng 800gr – 1kg là có thể phối được và cứ thế mà bắt con đực bỏ vào con cái nếu có có phát ra tiếng gọi bạn tình và gù nhau là ok.
Tôi bắt con đực bỏ vào ô con cái đang ở và thấy chúng nó âu yếm nhau và rồi … đã được… tôi nghĩ là chắc đợt này sẽ có mấy bé dúi bé bé xinh xinh đây.
Và tôi thấy chúng nó giao phối vậy nghĩ là chắc được rồi, tôi bắt ra sợ con đực quần con cái quá nó mệt và rồi chờ 45 ngày theo như người ta nói dúi mang bầu 45 ngày sẻ sinh.
Và rồi tôi đợt 50 đến 60 ngày luôn mà không thấy sinh nở gì cả … (thấy số tôi nhọ chưa)… và nghĩ trong đầu chắc ông bán này lại lừa mình, điện thoại cho ông ta với giọng khó chịu tôi hỏi “sao em bỏ vào thấy nó giao phối với nhau nhiều lần vậy sao không đẻ? Dúi anh bán cho em là dúi gì thế có phải dúi lô không?”, anh chủ trang trại ấy nhẹ nhàng hỏi tôi (người có kinh nghiệm nuôi có khác) “em bỏ dúi giao phối bao lâu em bắt ra?”
Thì có sao tôi nói vậy “em bỏ vào 2 ngày thấy tụi nó quá chừng nên em bắt ra sợ dúi cái mệt, mất sức”. Và đây là lý do đây các bạn à. Anh nói “em bỏ vào mặt dù em thấy giao phối vậy chưa chắc là có bầu đâu tốt nhất là để 10 -15 ngày đến lúc bụng dúi cái to rồi hãy bắt ra”, tôi biết được do mình hơi non chưa có kinh nghiệm nên giờ phải cho dúi giao phối lại từ đầu.
Và rồi được thông não bớt ngu lần này tôi nghĩ phải phối để cho lâu lâu mới được. Lần nữa tôi bắt con đực khác bỏ vào con cái này ĐIỀU BẤT NGỜ xảy đến … chu choa… 2 con bay vào cắn nhau quá chừng con cái không chịu con đực, cắn nhau đế nỗi chảy máu búa lua xua.
Vết thâm tím - Dúi cắn nhau |
Tôi cũng sợ quá bèn tách 2 con ra ngay. Và lần này cũng điện thoại cho “ÔNG BỤT” (anh chủ trại dúi đấy), anh nói “ dúi cắn như vậy em thấy, bắt ra là còn may mắn có nhiều lần anh không để ý để tụi nó cắn nhau đến chết” tôi nghe kinh hết cả người. Anh nói nếu cắn quá thì để 1 2 ngày sau rồi thả, hay là bỏ con dúi đực vào lồng chuột bỏ trong chuồng dúi cái và để 1 2 ngày nó quen hơi thì mở ra nó không cắn nhau rồi chúng nó quen sẽ giao phối, đừng nản lòng.
Tôi làm theo y chan luôn đấy … lần vâng lời nhất từ xưa đến giờ. Và rồi 2 anh chị dúi này không cắn nhau và sống chung và giao phối. Tôi vui thầm. Không thất bại nữa đâu.
Và rồi kết quả dần hiện ra như là đầu tư có lợi nhuận. Bụng con dúi cái cũng to dần theo năm tháng …haha… tôi thấy vậy mừng và bắt con đực ra để cho con cái ở một mình yên tĩnh. Đếm cũng hơi lố 45 ngày 1 chút (chắc do tôi đếm nhầm).
Sau chuỗi ngày dài ấy Ôi! Chao 2 thiên thần dúi đã ra đời. Niềm vui tôi không biết tả sao nữa, như là vợ mình mới hạ sinh đứa con đầu lòng, tự hào khó tả xiếc.
Tôi sẽ giải thích tại sao có khăn ở nơi 2 con dúi con ở phần dưới |
Trong đầu ngập tràng hy vọng, bao nhiêu trông chờ cuối cùng cũng đã được đền đáp. Món quà vô quá.
Vì sao tôi biết dúi đẻ ư? Đơn giản thôi bước vào chuồng thì nghe dúi con kêu chít chít và nghi nghi, và lú đầu vô nhìn thì ra là con dúi mẹ đang đẻ và đang bắt đầu hạ sanh con thứ 2. Thấy vậy tôi sợ làm động nó lên bẻn lẻn đi ra khỏi chuồng trong sung sướng.
Ra ngoài một lúc cả 1 tiếng đồng đồ, lòng cứ bồi làm sao á. Quyết định lén lén đi vào xem xem 2 con dúi con xinh tươi đến mức nào …
Nhìn vô chuồng 2 con dúi con ĐÃ BIẾN MẤT, thấy con dúi mẹ nằm cong cong tôi cứ nghĩ là chắc nó che con nó lại, tôi lấy nhánh tre nhỏ đụng đụng nó cho nó xích ra và nhìn thử dúi con xem thế nào và cuối cùng… cũng không thấy. Bạn nghe lạ không?. Đến đây nếu như ai đã từng nuôi dúi rồi thì chắc chắn sẽ biết lý do tại sao. Thôi thì tôi cũng tiết lộ trong đau buồn rằng “dúi mẹ ăn thịt dúi con”.
Nghe đến đây nhiều người mới tìm hiểu về dúi thì nói rằng sao nó dã mang quá lại ăn thịt cả đứa con ruột của mình. NHƯNG không phải nó dã mang đâu bạn à. Lý do là nó sợ, chưa quen nơi ở hay chuồng trại, con người … cho nên mới có thảm cảnh này. Tập tính của nó là động vật gặm nhấm sống trong hang cho nên trong môi trường nuôi nhốt nó khá là sợ và hay thụt lùi về sau, khi có mối đe dọa cho nên lúc sợ thì thụt lùi, bất ngờ có con dúi con chui vào người mẹ bú nó hết hồn và thế là cắn cho 1 phát. Mà bạn biết đấy răng dúi thì đâu có vừa, vừa to vừa khỏe, 4 cái răng có thể cắn cả thế giới. Bị dúi mẹ cắn dúi con nào sống cho nổi và rồi cắn chết con con.
Tiếp đến lý giải tại sao đã cắn chết rồi thôi vì cớ làm sao lại còn ăn thịt, tôi lý giải cũng không nổi luôn. Chỉ có những thông tin chia sẻ từ nhiều người nuôi kinh nghiệm là “dúi mẹ lúc đẻ con bị mất sức, mất máu nhiều cho nên lúc nuôi dúi mẹ đẻ ta có thể bỏ thêm vài con giun, con dế để dúi mẹ ăn lấy lại sức và nếu như nó ăn thịt con thì cũng là do nó thiếu sức, thiếu máu và rồi đứa con nhỏ trở thành miếng mồi sau khi đã chết”.
Bạn biết tôi làm gì sau đó không? Điện thoại “ÔNG BỤT” - hỏi là điều chắc chắn rồi, sau khi được giải ngố thì… buồn cả ngày. Lại bị xì trét, lại suy nghĩ tiêu cực. Nhưng cố gắng lấy lại tinh thần rồi 1 tuần sau thì cặp dúi tiếp theo đẻ tôi cũng canh dữ lắm lần này nó đẻ ra con con tôi nhắc ghế vô ngồi kế bên luôn nếu nó có biểu hiện nào bạo lực là tôi can thiệp ngay tức thì.
Và cũng may là ca sinh nở diễn ra tốt đẹp và rồi tôi thấy dúi con chui chui vào bụng mẹ nó và mẹ nó ko sợ và cắn … haiz… “bao nhiêu đây khó khăn chắc đủ rồi chứ?” tôi nghỉ thầm.
Ngày thứ 1 trôi qua tuyệt vời, ngày thứ 2 cũng vậy, đố bạn ngày thứ 3 có xảy ra chuyện không … vẫn tuyệt vời.
Đến ngày thứ 4 thì những ngày đen thui bắt đầu hiện lên đây. Dúi mẹ hạ sinh được 2 con và 1 con dúi con bổng dưng lăn đùng ra chết không hiểu tại sao. Lần này không hề bị con dúi mẹ cắn gì hết cả. Tôi lấy làm lạ nên cầu cứu “ÔNG BỤT” ông nói chắc là do dúi mẹ không cho dúi con bú và nó sợ hay chạy lanh quanh chuồng và không úm dúi con.
Và rồi sau cuộc nói chuyện buồn hiu ấy tôi cũng nghi con dúi con còn lại sẻ gặp chuyện chẳn lành. Ngày thứ 5 đến và như mọi khi bước ra chuồng dúi và không còn nghe tiếng dúi con như ngày hôm trước và tôi cũng hiểu mọi chuyện.
Không những buồn khi thấy dúi con không còn mà còn buồn cho số phận hẫm hiu của mình sao mà nhiều khó khăn thế.
Nãn quá tôi từ bỏ … không nuôi nữa…
Tiếp tục làm công việc làm công ăn lương của mình, và mấy con còn lại tôi để cho ba mẹ nuôi giúp 2 người thấy tôi vậy cũng buồn cho tôi.
Sau đó gần 2 tháng từ lúc dúi con bị chết do dúi mẹ không cho bú thì lần này được tin vui tiếp, là lần này dúi lại đẻ, tôi vừa mừng vừa lo, chắc bạn cũng biết tại sao tôi lo rồi.
Lần vừa đẻ con thì ba mẹ tôi bắt ra ngoài và mua SỮA BÒ về cho dúi con bú. Nghe lạ chưa? nuôi sữa bò mà thành công chắc sau nàu con dúi lớn lên to bằng con bò ^^.
Và bắt dúi con ra nuôi riêng luôn, thì bạn cũng biết rồi người khác nuôi làm sao tốt bằng mẹ ruột được, ban đêm hễ mà nó la là phải bò dậy cho nó uống sữa (khổ lắm luôn). NHƯNG vài ngày sau thì tụi nó cũng chết do là tôi không giữ ấm cho em nó đúng cách.
Sau lần đó thì tôi cũng đắn đo suy nghĩ nên tiếp tục hay ngừng luôn “ba mày tin mày, má mày tin mày, bạn bè mày tin mày …” nên tôi quyết hết chí làm lại nuôi tiếp và lần này cũng làm đúng các quy trình nuôi lúc đầu né những vết xe đỗ đã qua và thành quả cuối cũng cũng đã mĩm cười với tôi, với những thất bại đến bước dúi mẹ đẻ dúi con nuôi không được thì đây tôi đã nuôi thành công được 2 con dúi trưởng thành đến to đùng.
Một điều quên bật mí cho các bạn ở phần 1 tôi có đề cặp đến cái chuồng bằng tôn và có nói nó sẻ là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường sống của con dúi. Và đây là lý do: “thường thì dúi trong môi trường tự nhiên sống dưới lòng đất nhiệt độ rất mát và khi trong quá trình nuôi nhốt mà chuồng bằng tôn thì khá là nóng cho nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến con dúi sinh sống” đây là lý do quan trọng bạn nên lưu ý.
Trên đây là những khó khăn liên tiếp mà tôi phải trải qua trong quá trình chăn nuôi này và phần thứ 3 tôi tạm gọi là phần Nụ Cười Trên Môi sẽ đút kết những kinh nghiệm kèm theo những lời khuyên mang tính cá nhân và cóp nhặt từ những người có nghề để làm cho cái kết loạt bài chia sẻ này được lung linh nhất có thể.
Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi