Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Dúi [Không đẻ] - [Không cho bú] -[Ăn con] tại sao?

Đọc tiêu đề thôi là thấy có phần tò mò rồi thậm chí khi bạn là người chưa bao giờ nuôi con dúi. Còn đối với người đã và đang nuôi chắc chắn sẽ vào quan tâm xem "thằng này đang bốc phét nói xàm’’ những vấn đề nổi cộm của việc nuôi dúi như:
“tại sao dúi không đẻ”, “tại sao dúi không cho con bú” và “tại sao dúi lại ăn con khi mới đẻ con ra còn đỏ hỏn” 
nói thật luôn … tôi cũng không biết rõ câu trả lời và nhiều cao thủ hiện nay cũng không dám vỗ ngực xưng tên rằng đã giải quyết được những vấn đề này.

Dúi ăn con
Bạn tin là họ đang dấu nghề nuôi dúi không không? Tôi thì nữa tin nữa không và điều này sẽ được lý giải cho bạn một cách dễ hiểu nhất cho quan điểm này trong toàn bộ bài viết dưới đây. Tránh tiết lộ (Spoiler) nhiều quá ở đây vì nó sẽ làm cho nội dung giảm đi phần hấp dẫn.

Tóm tắt nội dung của bài viết chỉ ngắn thôi là nêu quan điểm và kinh nghiệm cá nhân cùng với những tiền bối nuôi dúi mà tôi đã từng gặp để giải đáp thắc mắc câu hỏi: Dúi [Không đẻ] - [Không cho bú] -[Ăn con] tại sao?

Tại sao dúi ăn con

Vào thẳng vấn đề và chọn luôn phần HOT nhất để chia sẻ cho nóng bầu không khí.
Nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu của người nuôi rằng "Dúi mẹ sao ác thế mang nặng đẻ đau đứa con trong bụng mà sao nỡ ăn con khi sinh ra cho đành?"

Dúi con mới sinh
Tôi thì khác suy nghĩ với bạn đọc, rằng dúi mẹ không ác và không hành động nông nổi để mang tiếng xấu vậy đâu chắc là phải có uẩn khúc gì trong này.

Để giải thích cho vấn đề này thật sự là khó này, tôi đã đi tìm đến câu trả lời được mọi người tin rằng tốt nhất là của những người nuôi dúi lâu năm, tay nghề cứng.

Và rồi … câu trả lời rất là chung chung nào là do dúi mẹ thiếu chất khi sinh, nào là chưa quen môi trường nên sợ … và lúc đầu tôi cũng kết luận 1 câu xanh rờn rằng "mấy ông này xấu tính, giấu nghề’’.

Một câu hỏi, nếu đặt bạn trong trường hợp là người nuôi lâu năm và có người khi không đến hỏi vậy bạn có chỉ không ?... Phim tàu hồi xưa đến sư phụ dậy võ cho đồ đệ còn giấu vài ngón nghề lại để "phòng thân" khi mà đồ đệ làm phản còn biết đường mà đánh hạ nó. Cho nên trong trường hợp này cũng khó tránh khỏi các chủ nuôi này hạn chế chia sẻ.

Dúi mẹ nuôi con
Nhưng trong vấn đề nuôi dúi này thì lại khác (tôi hơi lang mang tí). Nhưng có liên quan đó. Ở chổ là người nuôi họ không phải không chỉ đâu mà cơ bản là họ vẫn không biết chắc là lý do nào thôi. Vì nuôi dúi chủ yếu là do tích góp kinh nghiệm chứ không có một sách vở chính thống nào hay là một giáo sư, tiến sỹ hay nhà nghiêng cứu nào nghiêng cứu sâu vấn đề này để chỉ dẫn những kiến thức phổ thông lại cho mọi người muốn nuôi.

Cho nên những câu trả lời của người nuôi bên trên nó không sai đâu các bạn à, vấn đề ở chổ là nó chưa đủ thôi và tôi cung cấp thêm những thông tin trong bài này thì chắc chắn vẫn … chưa đủ. Cho nên bạn có đóng góp thêm cho chúng tôi để hoàn thiện về phần này thì tôi cảm kích vô cùng.

Đi vào phân tích đây.
Để giải thích cho câu hỏi dúi ăn con khi mới sanh thì theo thông tin tôi có được sẽ hướng suy nghĩ của bạn đi về những thông tin sơ khai khi bắt đầu tìm hiểu về con dúi để bạn tự quyết định rằng có nên nuôi dúi không liệu mà còn tìm hiểu sâu hơn về nó.

Dúi cơ bản bắt nguồn từ núi rừng và ‘’thằng nào từ rừng ra cũng khó chịu’’ tại sao tôi nói như vậy, thì đây… Con dúi sống ở đâu là trong rừng và trong hang cho nên tập tính cơ bản của nó là sợ ánh sáng trực tiếp và khá là nhát khi tiếp xúc với môi trường trên mặt đất.

Con dúi rừng
Cho nên khi thuần chủng mang về nhà nuôi thì làm trái lại hoàn toàn với tập tính cơ bản của nó là sống dưới đất và sợ môi trường trên mặt đất (ở đây tạm gọi là sợ người).

Nhiều người sẽ khó chịu và phản bát ngay với quan điểm này của tôi và thậm chí còn gay gắt rằng đây không phải là lý do dúi ăn con. Tôi không nói mình đúng đâu, nhưng bạn có chắc câu trả lời khi phản bát tôi không.

Câu chuyện có thật:

"Một người nuôi dúi mà tôi đã có dịp đến chơi nhà và tham quan chuồng dúi thì anh này nuôi dúi cực kỳ khéo và cực kỳ kỹ luôn, quản lý chế độ cho ăn, cho đến thời kỳ giao phối, chuồng trại vệ sinh kỹ càng, thậm chí những con dúi mà anh nuôi thuần nhiều năm anh còn, tay bồng tay bế, mang ra cho tôi xem và khoe chiến tích với tôi.

- Bạn biết không ngay lúc đó tôi nghĩ thần tượng của mình bao lâu nay như Đàm Vĩnh Hưng, Đan Trường … không lẽ tui bỏ hết thay thần tượng là ông này chời?

Hết hồn, ôm 2 con dúi tới thời kỳ giao phối, 1 đực 1 cái, tay anh vốt ve tha thiết, tôi nghĩ trong đầu : ‘’ nuôi đồ rừng mà giống như nuôi đồ nhà vậy’’. Ngưỡng mộ vô cùng tận. Vì tôi lúc đó cũng có nuôi thử vài con mà đụng tới là nó khè khè có đời nào dám ôm tới.

Anh gợi ý cho tôi vuốt ve nó thử luôn, Thoãi mái, lúc đầu vuốt thì nhát tay lắm, sợ nó ‘’tặng cho mấy cái dấu răng’’, nhưng nhìn như cún con vậy không vuốt ve thử thì tiếc. Tay mình chạm tới đâu trên mình của nó thì giống như có cảm giác nó giật mình, da cứ cuộn lên cuộn xuống như sóng biển vậy, nhưng sau 1 2 lần vuốt nhẹ nhẹ thì nó im re.

Ôm vuốt cũng gần 10 phút, tự dưng con dúi nó nhào nhào ra khỏi tay anh chủ nêu anh ôm thả lại vô chuồng,lúc đấy  tôi thì ngồi phía trước không có đi cùng vô chuồng dúi, thì bỗng dưng … nghe tiếng AHHH một cái bất ngờ … chạy xuống chỗ anh chủ, cứ tưởng dúi đẻ anh ngạc nhiên nên tỏ thái độ để khoe với tôi. NHƯNG nào ngờ anh giơ cái tay lên thì hỡi ôi toàn là máu, ôi là máu anh nói con dúi cái đó mới cắn anh"


Vết thương do dúi cắn
Tôi thấy, tôi cũng tá hỏa máu ghê lắm và vết thương thì rất sâu sau đó gia đình lấy đồ cầm máu cho anh’’

Như đã nói ở trên không nữa lời dối trá. Bạn cũng đã đọc được manh mối ở chổ này là dúi cái tới thời kỳ sinh sản nha.

Cũng là con dúi cái đấy, anh chủ để ý nó rất kỹ, đơn giản vì anh bị nó cắng, theo dõi sức khỏe con dúi thì cũng bình thường nên anh cũng không có chít ngừa gì và … anh vẫn khỏe không có chuyện gì xảy ra.

Và do cũng đã cho giao phối thành công cho nên cũng đến kỳ sinh sản, anh kể lại : "anh rất ngạc nhiên khi đến ngày sinh sản như thông thường anh cũng hay ra coi chuồng dúi thì hoản hồn khi thấy con dúi mẹ cắn chết dúi con và ngồi nhai y như là hành động ôm khúc mía ngồi ăn khi đói bụng" . Tôi hỏi sao kỳ vậy anh nói ‘’chắc nó thiếu chất sắt sau sinh’’.

Sau lời kể đấy của anh, tôi cũng lấy làm lạ là tại sao dúi nuôi thuần chủng như vậy lại ăn con và còn cắn cả chủ. Câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong đầu tôi nhiều ngày liền cũng không có lời giải đáp, nên tôi cũng quên dần đi.

Cho đến một vài tháng sau thì tình cờ có 1 chị bạn trò chuyện qua FaceBook Dúi Giống Dúi Thịt Miền Trung  (trang tôi lập ra chủ yếu để chia sẻ với mọi người những thông tin hay về con dúi) với tôi và chia sẻ về vấn đề của chị nuôi dúi mà đến khi sinh sản thì dúi cũng ăn con, lúc này thì tôi lại bắt đầu tò mò.

Chị kể lại là chị nuôi cũng bình thường đáp ứng nhu cầu cơ bản của dúi là mát mẻ dễ chịu NHƯNG có 1 vấn đề là chổ chị nuôi hơi ồn do nhà gần đường lộ cho nên xe qua lại thường xuyên, chị cũng có chia sẻ từ khi bắt về tiếng xe cộ qua lại nhiều dẫn đến dúi sợ và hay khè khè hoài, chị nghĩ cũng không sao nên thôi nuôi tiếp tục nhưng chuyện không vui xảy đến khi dúi mẹ sinh ra lại ăn dúi con.

Tổng hợp 2 lý do trên cùng với một số chia sẻ qua những lời kể và tiếp xúc với những người nuôi cũng bị trường hợp tương tự như vậy thì tôi rút ra được nhiều điều mà ta cần làm để hạn chế tỷ lệ dúi ăn con:

  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho dúi cho thời kỳ trước sinh sản, trong và sau sinh sản (cung cấp thêm các chất sắt, canxi, tinh bột, thậm chí cả vitamin C, cho dúi có sức đề kháng chống lại các loại bệnh gây ra với dúi mẹ để không làm con con sinh ra bị ảnh hưởng.
  • Đối với dúi cái đẻ thì chuồng nuôi nên kín đáo tránh tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp, trong thời kỳ mới sinh con nên tránh tiếp xúc, bắt, nhìn trong 3 đến 5 ngày đầu tiên. Nhân đây trả lời bổ sung cho câu hỏi ‘’dúi đẻ mấy con’’ thường dúi đẻ không quá 5 con cho 1 lần đẻ và số lường thường gặp nhất là 2 hoặc 3. 
  • Lưu ý vào lúc sắp sinh con thì dúi cái thường bị chuyển dạ đau bụng có nhiều con dúi bỏ ăn 1 đến 2 ngày liền khiến cho người nuôi lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện trước sinh thôi nên cũng cung cấp thêm vài thông tin cho người xem.
  • Đối với chuồng nuôi dúi đẻ đến thời kỳ sinh sản không nên có quá nhiều tiếng ồn làm cho dúi mẹ cảm thấy không an toàn và sẽ chạy xung quanh chuồng và cùng lúc đó dúi con chui lại dúi mẹ bú và dúi mẹ giật mình cũng sẽ cắn con ngay.

Phần chia sẻ vừa rồi là đôi điều tôi chia sẻ cùng với người nuôi trong việc dúi tại sao ăn con và phần này chắc có lẽ cũng là phần quan trọng nhất cho nên tôi giành nhiều thời gian hơn cho nó.

Tiếp đến là phần dúi không cho con bú phần này cũng không kém phần quan trọng đâu, theo tôi bạn nên bỏ thêm thời gian đọc hết phần này.

Tại sao dúi không cho con bú

Ở phần này nếu bạn tinh ý đọc thì tôi cũng có đề cặp trong đoạn cuối chia sẻ về dúi ăn con. Cho nên ở phần này tôi sẽ tập trung nói nhiều hơn cho giải pháp hạn chế việc dúi không cho con bú bỏ con chết sau 2 đến 3 ngày sinh (Lưu ý: giải pháp hạn chế chứ không phải là giải quyết dứt điếm nhé).

Dúi mẹ cho con bú

Nếu bạn đang phân vân là nên nuôi loại dúi nào thì cá nhân tôi khuyên nên nuôi dúi mốc lớn thay vì là nuôi dúi má đào vì nó liên quan trực tiếp đến vốn đầu tư nuôi dúi của bạn.

Vì sao tôi nói như vậy là do kích thước dúi má đào thường to gấp đôi dúi mốc lớn và vì thế vốn đầu tư cho con giống cao và mô hình nuôi dúi bạn cũng phải nhân đôi lên so với loài mốc lớn, cùng với đầu ra cho con dúi má đào này cũng khá khó khăn do kích thước lớn không nhiều người ưa chuộng.
Phần manh mối cho câu trả lời ‘’tại sao dúi không cho con bú’’ nằm ở chuồng nuôi.

Kinh nghiệm bản thân:

Chuồng nuôi dúi với kích thước cơ bản nhất là 60x60cm  bạn có thể sử dụng gạch men vì nó khá tiện lợi không cần phải tu sửa nó khi bị dúi cắn phá, còn đối với chuồng xây bằng gạch ống có tô xi măng láng thì khoảng 6 tháng thì bạn phải tô xi măng lại 1 lần là do dúi cắn, phá.

Và đối với các con dúi mẹ nhát con sau khi sinh ra thì sẽ chạy trốn rất nhiều và lúc này diện tích chuồng 60x60cm sẽ là một yếu điểm của chúng ta. Chắc nhiều người đang bảo tôi xạo vì nói kích thước chuồng chuẩn đã qua chia sẻ là 60x60cm.

Tôi không xạo đâu kích thước chuẩn đó không có gì sai cả. Còn đối với những trường hợp dúi mẹ không cho dúi con bú và thậm chí đẻ con ra rồi bỏ một góc chạy qua ngủ một nơi khác là một trường hợp không gặp thường xuyên lắm cho người nuôi nhưng tỉ lệ xảy ra của nó vẫn có.

Cho nên cách khác phục của tôi là đây:
Bỏ dúi con và dúi mẹ vào lồng


Nhìn có vẻ tội dúi mẹ và dúi con nhưng đây là cách cá nhân tôi đã thử và thấy thành công cao. Chúng ta chỉ nhốt dúi mẹ và dúi con trong chuồng đó khoảng 7-10 ngày thôi, còn đồ ăn thì chúng ta cứ mở cửa lồng cho đồ ăn vào thường xuyên vì cách này hạn chế được dúi mẹ chạy lung tung và chỉ nằm 1 chổ ăn và cho con bú.

Còn một cách nữa là người nuôi có thể phân chia chuồng của mình đang nuôi là làm 3 hay làm 4 phần cho nhỏ lại và thế là dúi mẹ sẽ không chạy lung tung được và nuôi con sẽ được tốt hơn.

Phần này tôi chỉ có kiến thức đến đó thôi và chia sẻ cho mọi người cũng thử thực hiện cùng và nếu như bạn có cao kiến nào hơn nữa hãy chia sẻ cùng tôi.
Cuộc vui đến mấy cũng có lúc tàn và phần này sẽ là phần kết cho nội dung này mặc dù vậy phần này tôi nghĩ không thua kém độ HOT như 2 phần trên đâu.

Tại sao dúi không đẻ?

Cơ bản là dúi mà không đẻ thì làm sao có thể áp dụng được những nội dung bên trên mà tôi đã chia sẻ đúng không? ^^.

Câu hỏi thách đố: “bạn tin dúi không đẻ không?”
Chắc chắn là tin nếu như bạn nuôi rồi mà không thấy có dấu hiệu bầu bì gì và đang nãn chí gần chết vì nuôi dúi lỗ nặng với tiền đầu tư ban đầu cao mà không thu lại được gì và chắc phá sản vì nuôi dúi luôn chứ.

Tại sao dúi không đẻ
Suy nghĩ này của bạn không có gì là sai cả. Nó có căn cứ hẳn hoi khi bạn đã thử nuôi dúi.
Tại sao có nhiều người nuôi họ đến được khâu rắc rối là dúi mẹ không cho con bú và ăn con còn bạn thì không?

Bạn hãy suy nghĩ kỹ lại xem mình có thiếu bước nào không?
Trích dẫn từ một người nuôi dúi lâu năm:
Nuôi dúi không dễ, vấn đề ở chổ.

  • Thứ nhất (1), trong quá trình ghép đôi có nhiều bạn nuôi cứ nghĩ rằng cứ bỏ dúi vào 1 đực,1 cái, 2 con không cắn nhau là ok cứ thế chờ đến ngày nó sinh sản, điều này không sai, cũng có nhiều trường hợp dễ dàng như vậy nhưng không phải ai cũng gặp được những trường hợp dễ dàng này. 
  • Thứ hai (2) điều nên làm khi thả nào thường là 2 con sẽ ve vãn nhau ngay,
  • Và phát ra tiếng gọi bạn tình như bạn đã nghe qua trên video. Sau đó bạn giành 15-20 phút quan sát chúng nhiều khi chúng chịu ngay và giao phối ngay lúc bỏ vào và muốn biết mức độ chịu hay không của con cái ngay lúc đó bạn bắt con cái lên và xem bộ phận sinh dục của con cái có ra nước là phần trăm thắng trận đã xuất hiện.
  • Thứ ba (3), để ý tiếp tục ở các lần cho dúi ăn vào buổi tối, bạn sẽ thấy chúng giao phối thường xuyên vào ban đêm và bạn thường thấy là 2 con ăn ở với nhau, nằm cạnh nhau thì phần trăm thắng đã tăng thêm.
  • Thứ tư (4), cứ để 2 con đực cái chung với nhau cho đến khi bụng con cái to ra trong thấy thì bạn bắt con đực ra và chờ cho đến khi con cái đẻ và thường thì dúi cái sẽ mang thai trong vòng 45 ngày, và chỉ đến ngày sinh con ra thì bạn trừ lại cho 45 ngày đó thì mới biết chính xác được là dúi mang thai từ ngày nào, con đực cho phối cùng nó mạnh hay yếu giao phối được ngay hay nhiều lần mới được. Rồi khi đã hạ sinh con thì bạn sẽ quay lại 2 bước bên trên mà tôi đã chia sẻ.
Kinh nghiệm cũng có hạn, kiến thức cũng có hạn và mới sưu tầm và chia sẻ được bấy nhiêu cho nên các bác cao thủ nào đọc mà tôi chia sẻ còn thiếu thì xin đừng ném đá tội nghiệp còn nếu hảo tâm chia sẻ kiến thức cùng tôi thì hãy liên hệ qua thông tin bên dưới. Còn các bạn nào đang tìm địa chỉ hay cơ sở mua bán dúi giống để mua con giống về nuôi thử có thể liên hệ trực tiếp với tôi để chia sẻ thông tin.


Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Con Dúi Đón Tết 2019

Bạn đón tết bên gia đình vui chứ? Chúng tôi thì ôi vui quá chừng. Đôi khi áp lực công việc khiến cho nhiều người từ quê nhà trở lên các thành phố lớn với tâm lý nặng nề và thậm chí có nhiều người đôi khi muốn từ bỏ luôn công việc mà mình đang làm vì do quá chán nãng.

Hy vọng rằng bạn là ai, ở đâu, làm bất cứ ngành nghề gì. Dù cho buồn thúi ruột, hay vui tràng trề đọc được bài viết này xem những hình ảnh về con dúi đón xuân của chúng tôi cũng xin chúc bạn đọc thêm năng lượng để thực hiện được một mục tiêu mà mình đã lựa chọn. 

Dúi còn vui vẻ đón xuân còn chúng ta tại sao phải buồn nhỉ.
Có lẻ hơi không công bằng cho dúi giống miền tây hơn các dúi miền khác vì được chụp hình cùng mai khoe sắc nhưng dúi miền khách đừng lo dù cho chụp hình hay không thì cũng đón được không khí ngày xuân này thôi.

Dưới đây là loạt ảnh mà các thợ chụp ảnh hàng đầu của chúng tôi túc trực hàng giờ mới chụp được những thước hình mê mẫn này cho bạn đọc. Nào hãy cùng chiêm ngưỡng nhé.






Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

{Tâm Sự Nuôi Dúi} _P3_Nụ Cười Trên Môi

Phần này chắc có lẽ là phần mà tôi cũng như nhiều bạn đọc mong chờ nhất vì … đọc xong mê cung chữ này cuối cùng cũng đã có đường để đi ra.

Như trong tiêu đề của: {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P1_Cơ Duyên
                     {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P2_Núi Thử Thách

Chia sẻ nhiều về quá trình mà bản thân chúng tôi đã gian khổ như thế nào mới có thể duy trì nỗi đến bây giờ, cũng không vì lẽ đó mà chúng tôi lại gác kiếm nghỉ ngơi và ngồi rung đùi với những thành quả mà bản thân đạt được. 


Cho nên cũng {Tâm Sự Nuôi Dúi} _P2_Nụ Cười Trên Môi này cũng có lẽ là phần kết cho chuỗi chia sẻ nội dung về dúi này và bạn đọc đừng lo vì đây chỉ là kết thúc chuỗi bài viết nhỏ này thôi và hứa hẹn sẽ còn nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm về con dúi sắp tới với bạn đọc và đừng bỏ lỡ nhé hãy nhấn nút “FOLLOW” hoặc LIKE FANPAGE  của chúng tôi để có thông tin tốt nhất cho bạn nhé.

Ở phần kết này tôi sẽ tóm lại một số các trãi niệm đã qua của tôi đồng thời cùng đưa ra một số các giải pháp (mang tính cá nhân) về các bệnh tật con dúi, khó khăn khi nuôi … tất tần tật có thể để giúp cho bạn, người đang đọc, người chuẩn bị nuôi, người mong muốn tìm một con vật nuôi để đổi đời có được một vốn kinh nghiệm tốt nhất làm hành trang trên con đường khó khăn này. Vào đề nào.

Như những khó khăn mà bạn đã chán nãn khi đọc qua mà tôi, chính tôi đã thực sự trải qua trong quá trình bắt đầu nuôi và để kể lại được những trải niệm này là một điều không hề đơn giản và giờ đây sẽ là những điều tốt đẹp nhất mà tôi sẻ chia sẻ cùng các bạn.

Đầu tiên, có lẽ là cách lựa chọn dúi tốt trong bài viết tôi có để ở phần xem thêm thì rất chi tiết nhưng cũng chia sẻ cho bạn đọc biết sơ qua tại đây. Bạn biết đấy mua con gì nuôi cũng vậy đầu tiên nhãn quan chúng ta khi nhìn vào thì con dúi đầu tiên nó phải khỏe, không có những dấu hiệu lạ bên ngoài như là các dấu tích cắn nhau, đặc biệt đối với con dúi là răng phải đều (không phải đếm cho đủ 32 cái răng như con người đâu nha) 4 cái răng to tướng là đặc điểm nhận dạng của dúi, nhất định là không được gãy cái nào. 

Mắt dúi phải tròn và sáng. Đó là những đặc điểm nhận dạng cơ bản nhất đấy. Về chi tiết của phần này thì nó khá dài nên tôi sẽ viết ra một bài riêng biệt cho bạn đọc hiểu rõ hơn.

>> Xem thêm: Mẹo cách lựa chọn dúi giống

Vì nội dung các phần này khá dài và chúng tôi cũng có chia sẻ qua và thường xuyên cập nhật nên bạn cứ an tâm mà cày cuốc nội dung của bài viết ^^.

Tiếp đến việc quan tâm tiếp theo và về xây chuồng trại sao cho “chuẩn”. Chữ “chuẩn” tôi bỏ trong ngoặc kép vì thật sự về phần làm chuồng không có một quy tắc chung về chuồng trại nào cho con dúi này cả. Nó có những dạng chuồng cơ bản như sau:






Và chắc hẳn bạn sẻ thắc mắc là nó có những đặc điểm khác nhau nào và ưu, khuyết điểm ra sao mà lại chia ra như vậy và đây đường link bên dưới nhé siêu chi tiết cho mọi người đọc luôn tha hồ mà nghiêng cứu ngày đêm:
>> Xem thêm: {Tiết Lộ} Kỹ Thuật Nuôi Dúi & Cách Làm Chuồng

Rồi xem đến đây mà bạn đọc nào chịu khó xem hết các đường link trên chúng tôi gửi và xem lại thì coi như bạn kiên nhẫn lắm rồi và cũng muốn nuôi con dúi này lắm rồi đúng không? Mà chưa hết phần hay ho về con dúi đâu nha. 
Tiếp này khâu này là khó nhất trong phần nuôi dúi khó khăn này đây. Đối với chúng tôi thôi, xin khẳn định thế vì có mấy bác nuôi siêu đẳng thì không có khâu nào là “mần” khó họ được hết.

Tiết lộ đây, đó là phần cho dúi giao phối. Chắc nhiều bạn nói “ui, phần này dễ bỏ con dúi đực vô coi như là xong ngay” nếu thật sự dễ thế thì chúng tôi không nói nó khó để làm gì. 

Sự thật là qua trao đổi với nhiều người nuôi thì điều đáng mừng nhất đối với họ thì mỗi tối mà ra cho dúi ăn thì thấy tụi nó âu yếm nhau, giao phối là xác định rằng ngay 2 – 3 ngày sau là bắt con đực ra và bỏ sang con cái khác ngay và đinh ninh rằng nó đã có bầu và … niềm vui chợt tắt khi sau chu kỳ 45 ngày của con dúi mà không thấy đẻ và mặc dù bụng to (do nó ăn nhiều no, mập). 

Đấy nghe đến đây chắc bạn thấy có bắt đầu hơi hướng chông gai rồi. Theo lời của 1 bác nuôi dúi lâu năm, tôi chỉ thuật lại, là “tinh trùng của dúi yếu nêu giao phối 1 lần không thể nào đậu ngay được và nếu muốn chắc ăn thì bạn nên nhốt đực cái chung cho đến khi bụng con cái to ra và vú căn lên lúc đó hãy tách con đực ra”. 

Thì người nuôi họ nhanh bắt ra thì cũng có cái lý của họ, tôi không nói rằng họ sai, vì thường mua người mua lại mua cái nhiều hơn đực và hối thúc con đực nhanh làm “chuyện ấy” với con cái để nhanh có bầu, bỏ sang con cái khác nuôi cho kinh tế, đấy nếu chúng ta là họ thì chúng ta cũng khó mà làm khác được. 

Điều quan trọng tôi nghĩ rằng chúng ta nên nuôi thử trước và đừng nên đốt cháy giao đoạn quá nhanh vì sẽ có nhiều thất bại dẫn đến chúng ta đỗ thừa nguyên nhân này nguyên nhân nọ. 

Tốt nhất tôi nghĩ đầu tiên chúng ta chọn dúi nuôi chuẩn bị tâm lý học hỏi là điều quan trọng bạn tập làm quen với mấy “bé” ấy rồi sau khi thử nghiệm cảm thấy ổn trong 6-8 tháng đến lúc đó bạn hãy tiếp tục nuôi nhiều hơn khi bạn có vốn tốt.

Mấy điều vừa chia sẻ trên đây là chưa thắm vô đâu ở những điều sắp xảy ra. Nếu bạn thành công trong việc cho dúi giao phối đừng quá tự đắc khi mình vượt qua ải này. Đừng giống tôi ở phần 2 nhé.

Cứ vẫn mang tâm lý học hỏi và trải niệm là tốt nhất, biết sao không … DÚI ĐẺ … tình trạng đau thương và buồn nhất là khi mà dúi mẹ ăn con của mình. Bạn đừng phán xét chúng tôi nghiệp vì không ai muốn làm thế cả. 

Và câu hỏi của nhiều người đã từng nuôi rằng “vậy làm sao để chấm dứt được tình trạng buồn này” thì tôi xin thưa rằng … tôi… không …biết. Và tại sao tôi lại nói vậy trong đầy dẫy những chia sẻ của tôi, là vì sau nhiều thông tin trao đổi cùng các chủ nuôi thì thật sự không có một công thức nào cả.
Nguyên nhân tôi liệt kê cho các bạn biết nhé:

- Do môi trường sống chưa quen cho nên dúi mẹ sợ và đẻ con ra sợ và thế là …
- Do dúi mẹ thiết chất sắt cho nên đẻ dúi con ra và rồi …
- Do dúi mẹ thiếu nước và khi đẻ con ra liếm phần máu ở dạ con nên thấy thế …
- Do dúi mẹ đẻ lần đầu thiếu kinh nghiệm cho nên mới …
- Do dúi thuần chủng chưa tới cho nên mới xảy ra hiện tượng …
- Do chuồng nuôi không làm hang cho nên dúi đẻ sợ hơi người cho nên …
-
Bạn thấy chưa rất nhiều nhưng bao nhiêu đó tôi nêu ra thôi cũng đủ làm giật mình nhiều người. Và đó là những khó khăn thường trực.

Nói cho cùng thì không phải đưa ra những lý do này làm nãn lòng các bạn có đam mê với con dúi này và nhiều người may mắn thành công sớm và nói chúng tôi nói điêu, nói xạo, chỉ là bạn đi con đường nhanh hơn chúng tôi đã đi thôi và thành thật chúng mừng bạn đã hái được quả ngọt đầu tiên.

Đây chắc cũng là phần kết cho chuỗi series này, đây phần đút kết riêng cho bạn đọc.
Chúng tôi có đưa ra nội dung tóm tắt lấy tên là tài liệu cho nên bạn nào quan tâm thì xem tại đường dẫn 
>> Xem thêm: Tài liệu nuôi dúi

Mọi thông tin xin liên hệ
Khoa Cao
SĐT: 0986831950
Web: https://khoabao.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/DuigiongDuiThitmientrung/
Group trao đổi : https://www.facebook.com/groups/502301970689625
Nguồn: Trại dúi Miền Trung – Quảng Ngãi